Trẻ sơ sinh ngủ ít phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày

Giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện. Tuy nhiên, tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít, mất ngủ, gây ra mệt mỏi quấy khóc. Để có thể khắc phục, chấm dứt tình trạng này mẹ cần phải tìm được nguyên nhân mới có biện pháp xử lý tốt nhất. Dưới đây sẽ là những chia sẻ chi tiết nhất đến bạn đọc 

Trẻ sơ sinh ngủ ít có ảnh hưởng gì không? 

Chúng ta cần hiểu rõ tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ em. Đặc biệt là trẻ sơ sinh. Mẹ nên biết rằng ngoài yếu tố dinh dưỡng thì giấc ngủ chính là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Thời gian ngủ của trẻ cần được đảm bảo ít nhất 16 giờ một ngày. Đây là thời gian giúp tuyến tiền yên trong não trẻ tiết ra hormone tăng trưởng giúp trẻ hoàn thiện về mặt thần kinh. Việc ngủ đủ giấc giúp trẻ có cơ thể khỏe mạnh, hệ thần kinh phát triển tốt. 

Giấc ngủ có vai trò vô cùng lớn đối với sự phát triển của bé
Giấc ngủ có vai trò vô cùng lớn đối với sự phát triển của bé

Khi gặp vấn đề về rối loạn giấc ngủ, khiển trẻ ngủ ít, mất ngủ mẹ nên đặc biệt lưu ý. Bởi nó khiến trẻ không thể cao lớn, khỏe mạnh như những bạn đồng trang lứa. Ở những trường hợp nặng hơn còn gây ảnh hưởng đến vấn đề nhận thức, hành vi. Đồng thời cũng gây nên tình trạng béo phì do rối loạn hormone. 

Xem thêm

4 loại da trẻ sơ sinh – Các vấn đề thường gặp ở da của bé

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị vàng da – Nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và điều trị

Trẻ sơ sinh ngủ ít – Nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục tương ứng 

Hãy cùng tìm hiểu lý do khiến bé khó chịu, gây ra tình trạng ngủ ít, mất ngủ ở con trẻ nhé

Trẻ sơ sinh ngủ ít, ngắt quãng do cơn đói

Mẹ nên biết rằng dạ dày của con trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, rất nhỏ. Vì vậy không thể nào đủ chỗ chứa lượng sữa đáp ứng nhu cầu trong một thời gian dài trong một lần bú. Lượng sữa mẹ cho bé bú trước khi bé ngủ, sẽ nhanh chóng được tiêu hóa trong một thời gian rất ngắn. Đó chính là nguyên nhân bé sẽ thức giấc và quấy khóc, đó là dấu hiệu cho biết bé đòi ăn. 

Trẻ sơ sinh ngủ ít, ngắt quãng do bị đói
Trẻ sơ sinh ngủ ít, ngắt quãng do bị đói

Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh ít ngủ

Cách giải quyết: 

  • Biện pháp giúp trẻ ngủ ngon lúc này chính là hãy cho trẻ bú no. Chia thành nhiều lần trong đêm. 
  • Mẹ cần lưu ý việc hạn chế cho bé bú đêm khi bé đã lớn. Bởi thói quen bú đêm làm cho trẻ bị rối loạn giấc ngủ. Bú đêm cũng khiến trẻ bị sâu răng khi bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. 

Đọc thêm: 

Trẻ không thể phân biệt được ngày và đêm

Lúc mới sinh, trẻ thường ngủ dựa theo nhu cầu của bản thân, không kể quy luật ngày và đêm. Nếu như không chuẩn bị kiến thức, kĩ năng chăm con, để cho con trẻ ngủ tùy theo ý thích. Mẹ vô tình sẽ hình thành thói quen ngủ không đúng giờ cho trẻ. 

Đối với trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban đêm sẽ gây phiền phức đến bố mẹ và người chăm sóc trẻ. 

Cách giải quyết: 

  • Để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít, ngủ ngày, ban đêm quấy khóc. Mẹ nên tập cho con ngủ đúng giờ. Tránh việc trẻ ngủ phụ thuộc theo nhu cầu của bản thân. 
  • Để làm được điều này, nên cho trẻ vận động nhiều vào ban ngày. Đồng thời thiết lập đồng hồ sinh học trong cơ thể bé, bằng cách cho bé tiếp xúc với ánh mặt trời vào buổi sáng. 

Mẹ nên lưu ý đến không gian phòng ngủ của trẻ, phải thật yên tĩnh. Nên điều chỉnh ánh sáng ở mức thấp nhất, hoặc tắt hẳn vào ban đêm. Đó cũng là một tác nhân quan trọng đối với giấc ngủ của trẻ. 

Vấn đề sức khỏe của bé 

Tình trạng sức khỏe của trẻ là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đối với giấc ngủ của con trẻ. 

Trẻ sơ sinh ngủ ít do vấn đề về sức khỏe
Trẻ sơ sinh ngủ ít do vấn đề về sức khỏe
  • Trẻ bị lạnh hoặc thấy nóng
  • Cảm lạnh hoặc dị ứng
  • Những vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa (ợ hơi, táo bón, đau bụng…)
  • Đặc biệt là bé bị trào ngược do ăn quá no hoặc khi cho con bú mẹ năm hoặc trẻ vừa ngủ vừa bú. 

Mẹ cần kiểm tra, lưu ý để xác định nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh ít ngủ . Nếu trẻ quấy khóc, ít ngủ do chứng trào ngược, thì nên cho bé nằm hơi cao đầu một chút hoặc vỗ nhẹ lưng sau mỗi cữ bú để nhằm tránh khó chịu cho bé. 

Còn nếu đã kiểm tra kỹ, nhưng vẫn không xác nhận được nguyên nhân. Mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để có thể được kiểm tra, xác định bởi những bác sĩ chuyên khoa, tránh những hậu quả xấu với bé. 

Trẻ sơ sinh ngủ ít do quá nhạy cảm với một số yếu tố

Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa được hoàn thiện hoàn toàn, vốn dĩ rất mong manh và nhạy cảm. Những tác động từ môi trường xung quanh như: nhiệt độ trong phòng (quá lạnh hoặc quá nóng), ánh sáng, người lạ ẵm bồng, âm thanh xung quanh quá lớn, ồn ào. 

Một vấn đề khác cũng liên quan đến dinh dưỡng của trẻ, mẹ sử dụng các chất kích thích như chocolate, cafe, trà,… Đây là những chất đặc biệt gây mất ngủ cho trẻ, khiến trẻ ngủ ít hơn so với nhu cầu cần thiết. Vì vậy, để đảm về cả vấn đề dinh dưỡng cũng như giấc ngủ cho trẻ, mẹ tuyệt đối không nên sử dụng các chất này. 

Nên bài trí trong phòng trẻ ấm cúng để tạo cảm giác an toàn đối với trẻ, nếu không may trẻ thức giấc giữa chừng. 

Việc chọn tã lót cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến giấc ngủ 

Việc lựa chọn tã cho trẻ không được hời hợt bởi nó gây ra những vấn đề sức khỏe không đáng có cho trẻ. Tình trạng hăm háng do tã lót không phù hợp sẽ làm cho da bé bị tổn thương, đồng thời gây khó chịu cho trẻ. 

Tình trạng hăm tã, là do mẹ bất cẩn không thay tã thường xuyên cho con. Điều này làm gia tăng sự ma sát giữa da của bé với nước tiểu, phân. Dẫn đến tình trạng hăm da, tổn thương da con trẻ. 

Chính vì vậy, mẹ cần phải kiểm tra thường xuyên để thay tã cho bé. Tránh tình trạng để tã của bé quá ẩm ướt, khiến cho bé khó chịu rồi mới thay. Nếu tình trạng này diễn ra vào ban đêm sẽ khiến trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban đêm.

Mẹ cần kiểm tra và thay tã thường xuyên để tránh trẻ sơ sinh ngủ ít
Mẹ cần kiểm tra và thay tã thường xuyên để tránh trẻ sơ sinh ngủ ít

Nên chọn tã phù hợp với con, không quá chật, cũng không quá rộng. Nếu chật sẽ tăng ma sát đối với da trẻ. Nếu rộng lại không ôm vừa cơ thể bé, làm nước tiểu sẽ tràn ra bên ngoài. 

Một số tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít khiến mẹ bận tâm 

Trẻ sơ sinh ngủ ít có nhiều kiểu khác nhau. Mỗi trẻ ngủ ít kèm theo một đặc điểm khác nhau. Bạn cần biết rõ bé ngủ như thế nào là đủ để cân nhắc và điều chỉnh kịp thời. 

Trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày 

Trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày
Trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày

Với các bé sơ sinh bình thường thì thời gian ngủ ngày sẽ là từng giấc, mỗi giấc khoảng 2 – 3 tiếng. Còn ban đêm thì bé ngủ từng giấc khoảng 4 đến 6 tiếng. Những tháng mới sinh thì chu kỳ ngủ của bé không rõ rệt để bạn có thể nắm bắt được. 

Thời gian bé ngủ cụ thể như sau

Độ tuổi của béSố tiếng ngủ ngày Số tiếng ngủ đêm Tổng cộng 
1 tuần tuổi 8h 8h 30 phút 16h30 phút 
1 tháng tuổi 7h 8h30 phút 15h30 phút 
3 tháng tuổi 5h10h15h
6 tháng tuổi 3h  11h 14h 

Trẻ sơ sinh ngủ ít không sâu giấc

Một số trẻ thì ngủ ít và giấc ngủ không sâu. Lúc này, mẹ cũng không cần quá lo lắng. Có thể do môi trường ngủ bị ảnh hưởng đến bé. Hoặc mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé, khiến bé bứt rứt không ngủ ngon được, hay thức giấc. 

Trẻ sơ sinh đột nhiên ngủ ít

Nhiều mẹ thắc mắc rằng đột nhiên trẻ mất ngủ. Tức là trẻ ngủ ít hơn bình thường. Nhưng vẫn bú và chơi đều đặn. Nếu bé đột nhiên ngủ ít một vài hôm rồi bình thường thì mẹ không nên lo lắng. Ngược lại, nếu bé ngủ ít dài và ảnh hưởng đến cân nặng của bé thì mẹ cần phải đưa bé đến gặp bác sĩ để có lời khuyên cụ thể. 

Nếu chỉ là đôi khi trẻ sơ sinh ít ngủ hơn bình thường nhưng vẫn bú đều đặn, tăng cân ổn định thì sẽ không có gì đáng lo ngại. Ngược lại nếu tình trạng này kéo dài, mẹ cần đưa bé thăm khám bác sĩ Nhi khoa để nhận được lời khuyên cụ thể.

Trẻ sơ sinh ngủ ít quấy khóc

Khi trẻ quấy khóc kèm theo những dấu hiệu sau thì cha mẹ nên đưa bé đi kiểm tra sức khỏe:

  • Trẻ nhẹ cân, lười ăn.
  • Trẻ khóc liên tục trên 2 giờ.
  • Trẻ quấy khóc bất thường dù đã trên 4 tháng tuổi.
Trẻ sơ sinh ngủ ít, quấy khóc
Trẻ sơ sinh ngủ ít, quấy khóc

Những rắc rối khi nuôi con bằng sữa mẹ

Chảy sữa

Sữa mẹ có thể chảy bất chấp thời gian, khi sữa mẹ về ngực mẹ căng tức dẫn đến sữa về và chảy nhiều khi ướt hết hai bên áo => giải pháp cho vấn đền này các mẹ có thể sử dụng những miếng lót thấm sữa đặc biệt các mẹ đi làm không thể thay quần áo hay thuận tiện vệ sinh. Miếng lót thấm sữa có 2 loại là loại giặt được và loại dùng 1 lần được bán tại các cửa hàng mẹ và bé rất tiền lợi

Bị tắc tuyến sữa

Tắc tia sữa là nỗi ám ảnh lớn đối với các bà mẹ sau khi sinh. Tắc tia sữa không chỉ khiến bé không có sữa bú, hấp thu kém mà còn làm cho mẹ bí bách và khó chịu trong người. Tắc tia sữa kèm theo một số triệu chứng khác nhau sốt, nổi hạch, tắc tia sữa nổi cục còn có thể nguy hiểm cho mẹ. Vì vậy, cần phải hiểu rõ về nó để xử lý tốt nhất.

Các mẹo trí tắc sữa có nhiều cách khác nhau để chữa tắc tia sữa sau sinh, bao gồm:

Điều trị tắc sữa tại nhà bằng các phương pháp đơn giản: Chườm ấm, massage… Đây là phương pháp với những mẹ mới bị
Áp dụng các phương pháp dân gian: Dùng lược, dùng cây bồ công anh, dùng lá đinh lăng
Điều trị bằng thuốc tây, thuốc nam, phương pháp đông y…

Trị tắc sữa Kim Nhung – Phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả, tốt cho mẹ và bé
Lá cây Kim Nhung là một vị thuốc Nam dược quý hiếm được tìm thấy tại chân dãy núi Hoàng Liên Sơn được cho là hiệu quả nhất hiện nay trong bị tắc tuyến sữa hiện nay

  • Sản phẩm 100% nguồn gốc từ thiên nhiên
  • Tin dùng bởi hàng nghìn mẹ bỉm sữa và bác sĩ tại các viện phụ sản trên cả nước
  • Thông tia sữa ngay sau lần đầu sử dụng
  • Chi phí thấp nhất chỉ với 30k/1 lần sử dụng
  • Tự điều trị tại nhà (Mẹ bỉm sữa chỉ cần tự đun nóng lấy nước uống ngay tại nhà)
Trị tắc sữa Kim Nhung – An toàn, hiệu quả

Nứt đầu ti

Nguyên nhân của vấn đề này là do cho bé bú không đúng khớp ngậm hoặc bé quá lâu nên mẹ bị tôn thương đầu ti. Điều đầu tiên để tránh làm nặng hơn tình trạng này là cho bé bủ đúng khớp ngậm, và sử dụng một số biện pháp hỗ trợ vết nứ t nhanh liên như bôi dầu dừa, kem trị nứt đầu ti (Kem dưỡng da đu đủ, Kem Trị Nứt Đầu Ti Medela Purelan…)

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ khiến cho mẹ an tâm hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh cũng như khắc phục tình trạng mất ngủ của bé

5
5.0 rating
5 của 5 sao (dựa trên 3 đánh giá)
Tuyệt vời100%
Rất tốt0%
Trung bình0%
Không ổn lắm0%
Rất không ổn0%

vấn đề ngủ???

5.0 rating

Bạn bé nhà mình toàn ngủ ngày cày đêm, cả nhà cùng mệt, chưa tìm đc biện pháp cải thiện

Nguyễn Minh Quân

Its ngủ

5.0 rating

2 tháng ngủ có 15 tiếng có ít ko nhỉ?

Lương Thị Thúy An

Khó ngủ

5.0 rating

Bạn nhà mình đã gần 18th mà vẫn hay quấy đêm, thức sự mệt mỏi

Trần Mai Quỳnh Anh

Zalo: 0879.332.686