Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và có nhầy có nguy hiểm không?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn

Trẻ sơ sinh đi ngoài là tình trạng khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Vì trẻ sơ sinh là đối tượng đặc biệt nhạy cảm dễ mắc các bệnh.  Khi trẻ đi ngoài là biểu hiện bất thường của hệ tiêu hoa. Để giải đáp thắc mắc của các bạn về điều này, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài cộng với tính chất phân sẽ phản ánh phần nào tình trạng sức khỏe của bé hiện tại. Số lần bé đi đại tiện một ngày còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: bú mẹ nhiều hay ít, khả năng chuyển hóa hấp thụ cơ thể của bé có tốt không, cơ địa của trẻ ra sao… Có trẻ khi bú mẹ sẽ đi từ 5-6 lần/ngày phân thường là hoa cà, hoa cải hoặc có thể đi 2-3 lần/ngày nhưng phân nhuyễn, vàng. Còn khi trẻ uống sữa công thức sẽ đi ngoài từ 1-3 lần một ngày tùy vào loại sữa khác nhau.

1. Bé đi ngoài nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh đi ngoài
Trẻ sơ sinh đi ngoài

Việc trẻ đi ngoài bao nhiêu lần một ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Và có thể các mẹ đã biết dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ. Vì vậy tần suất bé đi ngoài cũng tương đương với số lần bú sữa. Do đó, khi thấy bé đi ngoài nhiều nhưng ngủ vẫn đủ giấc, ăn uống bình thường không quấy khóc thì các mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé.

Tuy nhiên, nếu bé bị đi ngoài nhiều kết hợp với phân lỏng, lượng phân nhiều, có mùi tanh, kèm theo sốt và quấy khóc thì có thể bé nhà bạn đã bị tiêu chảy. Các mẹ cần để ý và chữa trị kịp thời nhé.

Trẻ sơ sinh bị táo bón – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

2. Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

2.1. Nguyên nhân

Bé yêu đi ngoài có bọt có thể do một trong những lí do sau:

  • Hệ thống tiêu hóa chưa hoàn chỉnh
  • Nhiễm khuẩn đường ruột
  • Trẻ bị dị ứng với sữa công thức
  • Các chất dinh dưỡng không được tiêu hóa hết dẫn đến trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt vì trẻ mắc hội chứng kém hấp thu.
  • Chế độ ăn uống hằng ngày của mẹ quá nhiều chất bổ hoặc uống thuốc xổ khi đang cho con bú.
  • Bị lạnh bụng cũng làm bé đi ngoài có bọt 

2.2. Biểu hiện trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Trong tháng đầu tiên sau khi sinh, bé bú sữa mẹ sẽ đi ngoài từ 5-6 lần trong một ngày. Nếu bạn cho trẻ uống sữa bột thêm ngoài thì trẻ sẽ đi từ 1-3 lần một lần. Khi bình thường phân thường dẻo, màu vàng nhật cũng có mùi nặng hơn. Trẻ mệt mỏi biếng ăn, quấy khóc, sốt cao, có biểu hiện thiếu nước trầm trọng.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt
Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Bé bị đi ngoài có bọt là biểu hiện của việc trẻ bị viêm nhiễm đường ruột hay bệnh rối loạn tiêu hóa. Phân khi ra sẽ lỏng hơn bình thường, có chất nhầy thêm, có mùi tanh, có bọt. Đây có thể là biểu hiện của việc đường có trong sữa chưa được tiêu hóa hết. Các mẹ không nên dùng phương pháp dân gian như uống lá, đắp lá… mà hãy cho bé đi khám tại cơ sở y tế.

Trẻ ăn gì để thông minh – Top 7 thực phẩm mẹ nên bổ sung cho bé

2.3. Cách chữa trị khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Có một số cách điều trị trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt bạn có thể tham khảo sau:

  • Khi trẻ đang bú sữa mẹ, các mẹ hãy thay đổi chế độ ăn uống, ăn nhiều rau củ quả…bổ sung khoáng chất và vitamin.
  • Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ dầu mỡ chiên rán.
  • Thay đổi sữa công thức bé đang uống
  • Cho bé uống 50-100 ml oresol để thêm dung dịch bù điện giải
  • Cho bé uống nhiều nước
Cho trẻ uống oresol và nhiều nước
Cho trẻ uống oresol và nhiều nước

3. Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy và máu có sao không?

Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy và có máu là biểu hiện của việc bị nhiễm trùng đường ruột. Các mẹ cần có kiến thức nền tảng về việc này. Quan sát biểu hiện bệnh qua phân của con và tần suất đi ngoài một ngày ra sao. Từ đó có biện pháp chữa trị kịp thời.

Vì sao tbé bị đi ngoài ra máu? Máu ở phân của trẻ là từ đại tràng hoặc trực tràng phủ bên ngoài phân. Nhiều trường hợp trẻ đi ngoài vẫn có máu nhưng bé vẫn ăn uống ngủ nghỉ bình thường và không quấy khóc thì sau sẽ tự khỏi. Tuy nhiên để an tâm các mẹ vẫn nên cho bé đi khám bác sĩ nếu trẻ sơ sinh bị đi ngoài có nhầy và có máu.

4. Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu là biểu hiện bệnh gì?

Để xác định chính xác bé đi ngoài ra máu là bị bệnh gì, các mẹ có thể quan sát dựa vào một số biểu hiện sau để có hướng điều trị kịp thời:

  • Trẻ bị bệnh lỵ: trẻ đi ngoài khó khăn, phân lỏng ra máu, có thể có máu lẫn mủ, trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày.
  • Trẻ bị lồng ruột: Bé đi ngoài ra máu kết hợp với nôn trớ, khóc quấy từng đợt.
  • Trẻ bị chảy máu đường mật: trẻ đi ngoài ra máu, có thể bị polyp trong ruột.

5. Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua

5.1. Nguyên nhân

Bé đi ngoài có mùi chua có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:

  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột…
  • Trẻ không tiêu hóa hết thức ăn đã nạp vào cơ thể
  • Trong thực đơn ăn uống hằng ngày của bé có quá nhiều tinh bột.
  • Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Do trẻ dùng kháng sinh khiến hệ tiêu hóa bất thường.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn

5.2. Trẻ đi ngoài có mùi chua có sao không?

Trẻ đi sơ sinh đi ngoài có mùi chua nhưng vẫn ăn ngủ tốt thì không có gì đáng lo ngại. Khi trẻ gặp tình trạng này hãy cho chúng uống men tiêu hóa, cốm vi sinh để hỗ trợ hệ đường ruột. 

Tuy nhiên, khi bé đi ngoài có mùi chua, có bọt, có nhầy, tần suất 3 lần/ngày thì các mẹ cần cho trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.

5.3. Cách điều trị khi trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua

Rất nhiều bậc cha mẹ sai lầm khi chữa trị cho con bằng thuốc lá, kháng sinh tự mua tại nhà… Điều này có thể làm cho bé bị nặng hơn, càng nghiêm trọng hơn. Từng giai đoạn khác nhau trẻ sẽ được điều trị khác nhau. Vì vậy bạn cần cho bé khám để có hướng giải quyết hợp lý. Dưới đây sẽ là một số cách chữa trị khi bé yêu đi ngoài có mùi chua:

  • Với trẻ bú mẹ: mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình hạn chế ăn tinh bột, đồ dầu mỡ và thực phẩm nhiều đường. Ăn thêm rau, củ quả…
  • Với trẻ uống sữa bột: nên thay đổi loại sữa để xem xét
  • Với trẻ đang ăn dặm: điều chỉnh sang chế độ lành mạnh, bổ sung đủ dưỡng chất theo yêu cầu tiêu chuẩn.
  • Với trẻ bị nhiễm khuẩn do dùng kháng sinh: mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua
Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua

Trẻ sơ sinh bị ho – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

6. Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều vì sao?

Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều là điều vô cùng bình thường. Thậm chí có thể được coi là tốt. Vậy trẻ đánh hơi là lý do từ đâu? Dưới đây là một số lý do mà chúng tôi liệt kê ra:

  • Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh đang phát triển
  • Trẻ đang mất cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể.
  • Mẹ cho con bú chưa đúng cách, khiến hở miệng khi bú và hít đầy hơi vào bụng. Tư thế cho con bú chuẩn chỉnh
  • Do thành phần có trong sữa mẹ và cách bú bình của trẻ.
  • Trẻ bắt đầu làm quen với thức ăn dặm
  • Bé khóc liên tục.

Trên đây là một số thông tin về trẻ sơ sinh đi ngoài mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn. Mong rằng bài viết hữu ích với độc giả.

5
5.0 rating
5 của 5 sao (dựa trên 4 đánh giá)
Tuyệt vời100%
Rất tốt0%
Trung bình0%
Không ổn lắm0%
Rất không ổn0%

Trẻ bị lồng ruột

5.0 rating

Thực sự đáng sợ mình từng chứng kiến 1 bé bị và đến giờ vẫn cảm thấy lo lắng

Nguyễn Đức Hùng

Cảm ơn tác giả

5.0 rating

Bài viết hay quá

Lê Hải Hưng

Bé đánh hơi

5.0 rating

Con đánh hơi to, ngồi gần mọi người chắc tại con mẹ nó chứ nó đánh gì

Vũ Minh Ngọc

BÉ ị

5.0 rating

Là mẹ rồi , cứ suốt ngày hỏi con đị ị thế nào, có khi nhìn phân đẹp cũng thấy vui, chả thấy thúi tẹo nào

Lê My

Zalo: 0879.332.686