Trẻ sơ sinh bị ho – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Khi trẻ sơ sinh bị ho

Trẻ sơ sinh là những đối tượng nhạy cảm, dễ bị mắc các bệnh ốm, ho, sốt, phát ban… Đặc biệt là trong thời tiết mùa đông lạnh, các bé lại càng dễ bị ho khan, ho có đờm, nghẹt mũi… Bên cạnh lý do thời tiết, Tình trạng trẻ sơ sinh bị ho còn do nhiều nguyên nhân khác. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ nêu ra một số nguyên nhân và cách chăm sóc khi trẻ bị ho.

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho 

1.1. Khái niệm ho là gì

Trẻ sơ sinh thường mắc các bệnh về hô hấp và hay bị ho. Vậy tại sao bé bị ho? Trước tiên chúng ta cần biết ho là một phản xạ tự nhiên có lợi cho cơ thể. Nó bảo vệ con người khỏi các tác nhân gây bệnh, bụi bặm lọt vào cơ thể thông qua đường hô hấp. Khi trẻ sơ sinh ho cũng vậy, nó giúp cho đường hô hấp của trẻ thông thoáng , dễ thở hơn. Đồng thời đẩy các chất nhầy như đờm, dịch trong mũi họng, các chất bẩn… ra khỏi cơ thể. 

Khi trẻ sơ sinh bị ho
Khi trẻ sơ sinh bị ho

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và có nhầy có nguy hiểm không?

1.2. Phân loại

Trẻ ho có thể là do tiếp xúc với môi trường không trong lành lắm, bụi quần áo của người lớn bế bé, quạt quá mạnh… Thông thường chúng ta cũng có thể thấy trẻ có hai kiểu ho chính như sau:

  • Ho khan: hiện tượng bé ho khan xảy ra khi chúng bị cảm lạnh hoặc bị dị ứng với cái gì đó. Trẻ sơ sinh bị ho khan xuất phát từ việc thanh quản bị viêm. Phản ứng khí quản chưa thích ứng kịp với sự thay đổi về nhiệt độ khi về chiều tối và ban đêm. Sự chênh lệch về nhiệt độ làm thanh quản bị tổn thương dẫn đến viêm thanh quản rồi ho. Ho khan thường kèm theo triệu chứng là thở khò khè, khô họng khô miệng. 
  • Ho có đờm: bé bị ho có đờm khi đường hô hấp bị nhiễm khuẩn. Hình thành trong cơ thể những dịch đờm nhầy, đặc có màu trắng hoặc xanh. Khi gặp tình trạng này cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để làm long hết đờm ra ngoài thì khỏi.

1.3. Nguyên nhân

Trẻ sơ sinh bị ho là điều không quá phổ biến. Lúc này chúng vẫn quá nhỏ (dưới 4 tháng) chưa tiếp xúc môi trường bên ngoài. Vì vậy trẻ bị ho có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:

  • Tiếp xúc với khói thuốc của người hút thuốc trong nhà
  • Khói từ than củi được nhiều bà mẹ dùng để xông sau sinh
  • Môi trường nơi bạn sinh sống không được trong lành lắm, quá nhiều khói bụi ô nhiễm từ đường phố hoặc khu công nghiệp.
  • Sự thay đổi của thời tiết một cách đột ngột
  • Bé bị bệnh nền như: viêm phế quản, dị ứng, viêm phổi, ho gà, …
  • Trẻ bị sặc sữa, nước hoặc hóc dị vật
  • Trẻ sơ sinh bị ho khi bị nhiễm virus hợp bào hô hấp.
Khói thuốc cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho
Khói thuốc cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho

Nhiều khi trẻ bị ho bạn sẽ thấy chúng thở khò khè như đang mắc gì ở cổ. Đây là hiện tượng do đường hô hấp dưới của trẻ tiết chất nhầy để chống lại khuẩn gây bệnh hoặc có mắc vật gì ở khí quản của bé.

Trẻ sơ sinh bị táo bón – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

2. Dấu hiệu nhận biết khi trẻ sơ sinh bị ho khan

Trẻ sơ sinh bị ho thông thường là do bị lạnh hoặc cảm cúm. Vì vậy khi phát hiện những dấu hiệu dưới đây bạn cần chữa trị kịp thời cho bé ngay. Không nên để bị nặng hơn làm giảm sức khỏe của trẻ. Trẻ bị ho thường có dấu hiệu như:

  • Nghẹt mũi (hiện tượng mũi bị tắc làm khó thở, khiến trẻ phải thở bằng miệng)
  • Có dấu hiệu của bệnh viêm họng khiến trẻ quấy khóc, đau họng không muốn ăn sữa
  • Ho khan (tức không có đờm)
  • Bé có thể sốt nhẹ vào tầm chiều tối rồi sốt cao hơn khi về đêm.

3. Trẻ sơ sinh bị ho nên làm gì?

Trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao là câu hỏi của các bà mẹ khi thấy con mình bị ho. Vậy khi phát hiện trẻ nhà mình bị ho, bạn có thể thực hiện một trong các cách sau để điều trị:

  • Cho bé bú đủ: khi cho bé bú đủ có thể làm dịch đờm loãng ra, làm cho việc ho của bé dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, khi trẻ ốm ho sữa mẹ cũng sẽ thay đổi về thành phần để tăng kháng thể cho bé. Bạn cũng có thể cho bé uống thêm nước, bổ sung thêm nước ép trái cây. Trong giai đoạn bé ốm mẹ cần tìm những biện pháp để tăng lượng sữa và phòng tránh các bệnh về vú như viêm tuyến vú, áp xe vú và cách làm thông tuyến sữa khi gặp tịnh trạng Tắc sữa sau sinh
Cho trẻ bú đủ để khiến trẻ ho dễ dàng hơn
Cho trẻ bú đủ để khiến trẻ ho dễ dàng hơn
  • Không dùng thuốc một cách tùy tiện: các bác sĩ chuyên khoa đã khuyến cáo, các mẹ khi thấy con ho (trẻ dưới 6 tuổi) không nên dùng thuốc ho, thuốc trị cảm lạnh. Trẻ sơ sinh vẫn còn nhỏ vì vậy khi dùng thuốc này có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Có khi không khỏi còn làm nguy hiểm đến tính mạng hơn.
  • Dùng nước muối sinh lý: khi bé bị ngạt mũi, khó thở, thở khò khè, các mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng. Điều này làm thông mũi, thông thoáng dễ thở cho bé. Đây là cách mà các bác sĩ viện nhi đều áp dụng điều trị khi các trẻ sơ sinh bị ho. Trong trường hợp bé lớn hơn 1 tuổi, có thể cho chúng uống mật ong pha nước ấm.
Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi sạch sẽ
Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi sạch sẽ

Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi sạch sẽ

  • Dùng thuốc hạ sốt: khi trẻ sơ sinh bị sốt khoảng 37 độ thì bạn hãy dùng thuốc hạ sốt, dán miếng dán trán cho bé. Tuy nhiên khi bé sốt đến 38 độ có dấu hiệu mệt mỏi, ngủ mê man hoặc quấy khóc, lừ đừ… thì hãy đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất.

4. Khi nào cần đưa trẻ bị ho đến bệnh viện

Các mẹ chú ý chúng ta đưa các bé đến bệnh viện khi bị ho nếu có một trong những dấu hiệu sau:

  • Trẻ sơ sinh (dưới 4 tháng tuổi) bị ho
  • Trẻ bị ho khan kéo dài hơn 5- 7 ngày, không sốt, có dấu hiệu của bệnh cảm lạnh.
  • Ho có đờm, ho khan kéo dài sốt  38 độ trở lên
  • Thở dốc, nhanh hoặc thở khò khè, sụt sịt mũi.
  • Ho thành từng cơn dài, đột ngột, đỏ gay gắt mặt, da xanh hay tím tái.

Trẻ sơ sinh là đối tượng nhạy cảm, yếu đuối, hệ miễn dịch và sức đề kháng còn kém dễ bị nhiễm bệnh. Vì vậy các bạn, các bậc cha mẹ hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để chăm sóc con khi bị bệnh. Không tùy ý cho trẻ uống thuốc tự mua không có sự hướng dẫn của bác sĩ cụ thể. Hãy thường xuyên quan sát để ý khi trẻ có những dấu hiệu lạ, bất thường. Nếu thấy có những triệu chứng bệnh thì hãy cho trẻ đi khám và chữa trị ngay.

Trên đây là một số thông tin về trẻ sơ sinh bị ho mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn. Mong rằng sau bài viết các bạn sẽ chăm sóc cho bé yêu nhà mình một cách tốt nhất khi bị ho nhé.

5
5.0 rating
5 của 5 sao (dựa trên 4 đánh giá)
Tuyệt vời100%
Rất tốt0%
Trung bình0%
Không ổn lắm0%
Rất không ổn0%

ho kéo dài

5.0 rating

Khi ho kéo dài dễ dẫn đến phế quản, các bạn bé nhà mình hễ ho là dùng húng chanh dùng luôn,

Tô Ngọc Trang

Bé ho

5.0 rating

Bé ho thường hay bị nôn chớ,

Nguyễn Thị Minh Ngọc

Mật ong toit

5.0 rating

Mình thấy bài này khá ổn, dùng hiệu quả, nhưng chỉ cho bé trên 1 tuổi

Lã Hiền Minh

Cảm ơn tác giả

5.0 rating

bài viết chia sẻ hay quá, rất hữu dụng, hạn chế tối đa dùng thuốc cho bé

Lã Tuấn Dũng

Zalo: 0879.332.686