Cho bé ăn dặm là cần thiết bởi nó sẽ cung cấp thêm chất dinh dưỡng ngoài sữa mẹ. Đồng thời cho bé làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa. Vậy, trẻ sơ sinh ăn dặm từ tháng thứ mấy và cho bé ăn dặm đúng cách như thế nào? Cùng đọc những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Nội dung chính
I. Trẻ sơ sinh ăn dặm từ tháng thứ mấy?
Trẻ sơ sinh mấy tháng ăn bột dặm là câu hỏi mà rất nhiều phụ huynh đặt ra. Khi nhu cầu năng lượng tăng thì trẻ sơ sinh bắt đầu cần ăn dặm.

Khi trẻ 6 tháng tuổi, lượng calo đủ mà mỗi ngày bé cần nạp vào là 700. Trong khi sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450 calo thôi. Chính vì vậy, các mẹ cần phải tìm hiểu cách ăn dặm đúng cách cho bé. Điều này đảm bảo cho bé phát triển ổn định và tốt nhất. Khi trẻ dần lớn lên thì lượng thức ăn bé hấp thụ cũng sẽ tăng lên. Nếu không cung cấp đủ thì bé sẽ bị còi cọc, suy dinh dưỡng.
Không chỉ vậy, khi ở tháng thứ 6, lượng sắt dự trữ trong cơ thể bé sẽ không còn nữa. Việc bổ sung sắt từ sữa mẹ là không đủ, ảnh hưởng đến bé, đặc biệt là việc thiếu máu. Theo các bác sĩ thì nguy cơ thiếu máu ở trẻ từ độ tuổi 6 – 12 tháng là rất cao do các mẹ thường chủ quan, không để ý đến.

Với các bé 6 tháng đầu không bú mẹ hoàn toàn thì cần cho bé ăn dặm sớm. Khi bé 4 – 6 tháng, hãy cho bé làm quen với những thức ăn khác ngoài sữa. Vừa cung cấp dưỡng chất để trẻ phát triển, vừa giúp bé không bị những nguy cơ về bệnh dị ứng.
Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn
Việc cho trẻ sơ sinh ăn dặm quá sớm cũng không tốt. Khi bé chưa được bốn tháng tuổi thì có thể chưa đủ men amylase để có thể tiêu hóa chất bột. Vì vậy, cho bé ăn dặm trước bốn tháng là một trong những nguyên nhân khiến bé chán sữa, bú ít đi. Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng được cung cấp từ sữa mẹ. Giảm sức đề kháng, nguy cơ bị suy dinh dưỡng tăng lên. Không chỉ vậy, Cho bé ăn dặm quá sớm có thể khiến bé bị dị ứng bởi vì lúc này hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa được hoàn thiện.
Ngược lại, sau 6 tháng mẹ vẫn chưa cho bé ăn dặm thì bé sẽ khó tăng cân, thiếu máu.
II. Trẻ sơ sinh ăn dặm đúng cách như thế nào?
Không phải việc cho trẻ sơ sinh ăn dặm là dễ dàng, mẹ cần biết các nguyên tắc cho bé ăn dặm. Vừa đảm bảo được chất dinh dưỡng, đảm bảo bé không bị chán ăn. Xin nhấn mạnh với các mẹ trong giai đoạn từ 6 tháng – 1 tuổi thì sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là thức ăn chính ,việc tập ăn chỉ mang tính giới thiệu thực phẩm và cách ăn cho bé, mẹ phải tìm cách duy trì và không làm giảm lượng sữa và chất lượng để con bú.. Dưới đây là các kinh nghiệm cho trẻ sơ sinh ăn dặm đúng cách.
1. Cho bé ăn dặm lượng thức ăn từ ít đến nhiều
Ban đầu khi bé mới tập ăn, lượng thức ăn bé tiêu thụ sẽ rất ít. Mẹ nên cho bé ăn từng chút một. Một đến ba bữa đầu tiên, bé chỉ nên ăn năm đến 10ml thức ăn. Sau đó thì lượng thức ăn này tăng dần để dạ dày cũng như hệ tiêu hóa có thể thích nghi và làm quen từ từ.

Vậy, trẻ sơ sinh ăn dặm ngày mấy bữa? Thời gian đầu, mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 ngày/1 bữa. Sau đó khi đã quen dần thì tăng lên 2 bữa 1 ngày. Bên cạnh đó có thể thêm những bữa phụ với váng sữa, sữa chua hoa quả đều được.
2. Bé ăn dặm từ lỏng đến đặc
Ban đầu, khi bé mới tập ăn thì bột sẽ loãng. 2-3 ngày sau đó khi đã quen thì mẹ mới bắt đầu tăng dần độ đặc lên.
Bên cạnh đó, nên cho bé ăn các loại thực phẩm mềm, nhai dễ dàng và dễ nuốt. Bởi vì răng bé còn chưa mọc hoặc mới đang bắt đầu mọc. Bé ăn khó khăn thì sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn.
3. Chế biến hợp vệ sinh và có đầy đủ chất dinh dưỡng
Khi bé mới bắt đầu tập ăn thì chỉ nên cho bé ăn các loại rau củ quả. Cho đến khi bé 9 tháng thì mới bổ sung thêm các thực phẩm khác. Ví dụ như gạo, tôm, cá, trứng, dầu hoặc mỡ… Bên cạnh đó, các mẹ đừng quên cho bé bổ sung các vitamin từ hoa quả sạch để cơ thể bé phát triển toàn diện nhất.

Vấn đề tiếp theo cần phải quan tâm đó chính là việc chế biến đồ ăn dặm cho bé. Mẹ cần phải lưu ý:
- Những thực phẩm chế biến cho bé phải sạch, đảm bảo vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng. Lúc này, hệ tiêu hoá của bé còn nhạy cảm và rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Nếu thực phẩm không sạch thì bé có thể bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá
- Ngoài ra, trong quá trình chế biến, mẹ cũng cần đảm bảo vệ sinh. Bát ăn, muỗng ăn của bé cần phải khử trùng trước và sau khi cho bé ăn.
Chế độ ăn của trẻ sơ sinh mẹ cần biết? Trẻ sơ sinh ăn đêm có tốt không?
III. Bé ăn dặm theo cách nào là tốt nhất?
Cho bé ăn dặm bằng cách nào để hiệu quả nhất, để bé không bị chán ăn. Dưới đây là 3 phương pháp cho bé ăn bạn có thể tham khảo.
1. Mẹ đút cho bé ăn dặm
Đây là phương pháp cho bé ăn dặm truyền thống. Có nghĩa là mẹ sẽ dùng muỗng đưa thức ăn vào miệng bé. Kiểu cho bé ăn dặm này khá phổ biến bởi các mẹ cảm thấy đơn giản và sạch sẽ. Khi bố mẹ đút cho bé ăn thì có thể ăn hết được lượng đồ ăn mong muốn. Đồng thời cũng biết được sức ăn của bé thế nào.

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng và cách ăn hiệu quả của bé. Medical Daily đã chỉ ra rằng, mẹ cho bé ăn dặm theo kiểu truyền thống có thể sẽ khiến cho bé bị chán ăn về sau. Và nguy cơ gây tình trạng béo phì là cao hơn. Khi bé tập ăn thì chỉ là làm quen với đồ ăn thôi. Còn nguồn chất chính vẫn là từ sữa mẹ. Nếu mẹ cho bé ăn lượng thực phẩm quá nhiều mà không ước chừng được thì bé sẽ dễ bị béo phì. Ngoài ra thì việc hấp thụ những chất dinh dưỡng từ sữa mẹ cũng sẽ bị hạn chế rất nhiều.
Hơn nữa, bé sẽ khó nhận biết được mùi vị của từng loại thức ăn khi thực phẩm được xay nhuyễn và trộn lẫn. Bố mẹ sẽ khó biết được đâu là mùi vị, thức ăn mà con thích hoặc loại nào có thể gây dị ứng cho bé.
Top 8 thực phẩm gây mất sữa mẹ bỉm sữa nên tránh xa
2. Phương pháp để bé tự ăn
Ngược lại với phương pháp trên, để bé tự ăn là khi bạn cho con một lượng thức ăn vừa phải rồi để bé tự ăn. Với phương pháp này, bạn nên chế biến thức ăn sao cho bé dễ dàng cầm, bốc ăn được. Bằng cách này, quá trình cai sữa sau này sẽ trở thành một cuộc vui khám phá đúng nghĩa kết hợp giữa thực phẩm và sự vui nhộn cho bé. Để bé tự ăn, bé sẽ có xu hướng dễ dàng tham gia vào bữa ăn gia đình sớm và dùng được đa dạng thực phẩm trên bàn ăn gia đình.

Phương pháp để bé tự mình cai sữa sẽ tốt nếu:
- Bạn không sợ bừa bộn, vì chắc chắn là mọi thứ sẽ rất bừa bộn
- Vật mà bé dùng để tự ăn sẽ là muỗng hoặc bốc bằng tay
- Bạn không thích cho bé ăn bột
- Bạn thích ý tưởng cho bé tự khám phá thức ăn của mình và bạn đã sẵn sàng cho bé chơi đùa trước/trong/sau khi bé ăn
- Bạn thoải mái với điều này. Cho phép con bạn tự ăn những món bé chọn có nghĩa là thời gian bé ăn sẽ lâu hơn so với khi bạn đút cho bé ăn và thậm chí có đôi khi bé ăn không nhiều
3. Phương pháp cho bé ăn dặm với túi nhai và bình bóp
Túi nhai ăn dặm cho bé ngày càng được nhiều phụ huynh lựa chọn. Với túi nhai, bố mẹ cho thức ăn dạng thô như trái cây, rau củ, thịt, cá làm mềm được cho vào túi chứa có nhiều lỗ thoát thức ăn rồi đưa bé tự cầm nhai. Còn bình bóp, bố mẹ cho các loại thức ăn dạng lỏng sệt như cháo hoặc bột.

Ưu điểm của phương pháp này là thực phẩm trong túi nhai không bị rơi vãi. Túi mềm dẻo sẽ không làm đau lưỡi và nướu của bé, mẹ sẽ không còn phải lo lắng vấn đề bị hóc ở trẻ. Hơn nữa, túi cũng dễ dàng rửa sạch bằng xà phòng hay luộc trong nước sôi.
Tùy thuộc vào tình hình của bé cũng như tâm lý của bạn, bạn sẽ chọn cho ra phương pháp cai sữa phù hợp nhất cho con mình. Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn, thắc mắc về vấn đề này, hãy hỏi xin ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa để được tư vấn và giải đáp kịp thời.
Trẻ ăn gì để thông minh – Top 7 thực phẩm mẹ nên bổ sung cho bé
IV. Lưu ý khi chế biến món ăn dặm

Những lưu ý khi chế biến các món ăn dặm cho bé
- Nên thêm 1 chút dầu ăn khi nấu món ăn dặm cho bé: Mỡ/dầu ăn là điều vô cùng quan trọng đối với bé ăn dặm. Dầu ăn dễ tiêu hóa lại rất giàu năng lượng và còn có khả năng hòa tan các chất khác, giúp hệ tiêu hóa dễ hấp thu hơn. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp cơ thể bé hấp thụ tốt canxi và vitamin D.
- Khi bé chưa tròn 1 tuổi, không nên thêm gia vị/nước mắm vào món ăn dặm:
- Không ít mẹ cho rằng cần thêm một chút nước mắm để giúp đồ ăn dặm thêm đậm đà và kích thích vị giác của bé. Điều này hoàn toàn sai lầm vì ăn muối lúc này sẽ không tốt cho thận của bé. Việc thêm mắm muối vào đồ ăn dặm sẽ khiến thận của bé phải hoạt động quá sức gây hại cho thận.
- Những thực phẩm chế biến cho bé phải sạch, đảm bảo vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng. Lúc này, hệ tiêu hoá của bé còn nhạy cảm và rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Nếu thực phẩm không sạch thì bé có thể bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá
- Ngoài ra, trong quá trình chế biến, mẹ cũng cần đảm bảo vệ sinh. Bát ăn, muỗng ăn của bé cần phải khử trùng trước và sau khi cho bé ăn.
Hy vọng, với những kiến thức mà chúng tôi vừa chia sẻ về vấn đề cho bé ăn dặm. Bạn đã hiểu rõ và có cách cho bé ăn hợp lý, mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tham khảo thêm:
Aăn dặm
Ăn dặm không phải là cuộc chiến, hi vọng là sẽ áp dụng thành công BLW cho bạn Sóc
Ăn dặm là cuộc chiến
Thực sự bất lực, con nhà mình 10 tháng đủ các laoji ăn nhưng cái gì cũng ko ăn
vậy là kệ chả ép, ui sao 1 tháng sau bạn ý lại ăn bất chất thứ gì luôn
Ăn dặm
đánh dấu, mấy nữa áp dụng cho bạn bé nhà mình