Tắc tia sữa nổi hạch và kèm sốt – 5 điều quan trọng mẹ cần biết

Tắc tia sữa nổi hạch

Tắc tia sữa nổi hạch và kèm sốt là những dấu hiệu đáng nguy hiểm cần phải đề phòng. Bởi nếu kéo dài có thể dẫn đến viêm tuyến vú. Vì vậy, các mẹ bỉm sữa đừng bao giờ chủ quan khi gặp tình trạng này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích cơ chế của tình trạng này và cách xử lý hiệu quả. 

I. Tắc tia sữa nổi hạch 

Tắc tia sữa nổi hạch
Tắc tia sữa nổi hạch

1. Tình trạng tắc tia sữa nổi hạch nguyên nhân do đâu? 

Nguyên lý hoạt động của hệ thống bạch huyết của vú sẽ là các hạch bạch huyết. Hạch này sẽ đổ về ba chuỗi khác là hạch nách, hạch ngực, và hạch trên đòn. Điều đó có nghĩa là giữa các hạch của cơ thể người mẹ và tuyến vú có quan hệ mật thiết với nhau. 

Khi bị tắc tia sữa các ống dẫn sữa ở bầu ngực người mẹ bị tắc lại, sữa sẽ bị ở đây, dẫn đến tình trạng sữa bị đông đặc, khi lấy tay sờ vào, chúng ta sẽ cảm nhận được từng cục. Đôi lúc mẹ bị nhầm lẫn những cục sữa đông này là hạch. 

Tắc tia sữa nổi hạch ở nách, là khi các hạch nổi lên, mẹ sờ thấy đau. Mức độ đau ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào mức độ sữa bị tắc

2. Tình trạng tắc tia sữa nổi hạch có nguy hiểm không? 

Theo quan sát, chẩn đoán của bác sĩ thì tắc tia sữa nổi hạch không nguy hiểm, mẹ chỉ cần tập trung điều trị, thông tia sữa là hạch sẽ tự lặn xuống. 

Tắc tia sữa có hạch ở nách có nguy hiểm không?
Tắc tia sữa có hạch ở nách có nguy hiểm không?

Thế nhưng, ở một số trường hợp (ít gặp) khi tình trạng tắc tia sữa nổi hạch kèm theo tình trạng chảy dịch núm vú, da vú nhăn như trái cam sành, màu sắc của núm vú bị thay đổi thì khuyên mẹ nên đi khám, để được chẩn đoán, chữa trị kịp thời vì đó có thể là dấu hiệu của u vú, ung thư vú. 

Trong thời gian cho con bú, có nhiều nguyên nhân mà các mẹ hay gặp tình trạng bị tắc sữa. Nếu như không kịp thời khắc phục tình trạng này, bầu sữa sẽ cứng lên, sữa chảy rỉ giọt và mẹ cảm thấy đau tức ngực, kèm theo sốt cao và đôi lúc xuất hiện hạch ở nách. 

Xem thêm

10 Cách chữa tắc tia sữa tại nhà không đau mẹ nên ghi nhớ

Mẹ có bao nhiêu tia sữa? Cơ chế sản xuất sữa mẹ?

II. Tắc tia sữa kèm sốt

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc sữa gây sốt ở mẹ

Khi mẹ gặp tình trạng này, bầu ngực của mẹ bị sưng lên, dẫn đến các mạch máu sẽ giãn nở, lưu lượng máu vì thế cũng tăng lên. Cùng lúc đó, tế bào bạch cầu trong máu cũng bị ảnh hưởng, chúng đi qua máu vào não, đến trung khu điều tiết nhiệt độ. 

Mẹ bị tắc tia sữa kèm sốt
Mẹ bị tắc tia sữa kèm sốt

Khi mẹ bị tắc sữa và bầu ngực sưng lên, các mạch máu sẽ giãn nở và đưa một lượng máu nhiều hơn đến bầu ngực. Đồng thời khi đó, các tế bào bạch cầu trong máu cũng được kích hoạt, chúng đi qua máu vào não, đến trung khu điều tiết nhiệt độ. Tại trung khu này, nhiệt độ cơ thể được điều chỉnh nhằm thay đổi quá trình sinh và tỏa nhiệt, lượng nhiệt sinh ra sẽ lớn hơn lượng nhiệt mất đi khiến chúng ta bị sốt.

Ở giai đoạn đầu của tình trạng tắc sữa, nhiệt độ sẽ chỉ tăng nhẹ 37 độ C. Nhưng nếu chủ quan, coi thường triệu chứng bệnh thì dẫn đến tình trạng đáng lo ngại là sốt cao lên đến 38 độ C hoặc hơn. 

Trong những ngày đầu sau sinh, hiện tượng tắc tuyến sữa kèm sốt thường xảy ra, chúng ta hay gọi đó là tình trạng tắc sữa non. Ngay cả khi đã được chữa khỏi thì thì tắc tia sữa cũng có khả năng tái lại nhiều lần. 

2. Tắc tia sữa kèm bị sốt có thực sự nguy hiểm?

Trong khoảng thời gian từ 2 -3 ngày, biểu hiện sốt xuất hiện mà không được phát hiện. Ở giai đoạn này, nếu như biết cách áp dụng đúng phương pháp điều trị thì sẽ được chữa khỏi một cách dễ dàng. 

Tắc tia sữa kèm sốt có nguy hiểm không?
Tắc tia sữa kèm sốt có nguy hiểm không?

Biểu hiện của tắc tia sữa kèm sốt chỉ dừng lại khi bầu sữa được khơi thông. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ. Tuy nhiên lại khiến cho cơ thể mẹ mệt mỏi, khó chịu, đau tức bầu ngực, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ và bé. 

Mẹ hãy lưu ý rằng đừng bao giờ để tình trạng này kéo dài trên một tuần, để tránh nguy cơ bị viêm tuyến vú nhé!

3. Tắc tia sữa kèm sốt – không nguy hiểm nhưng nên cẩn trọng

Mẹ cần phải giữ được tinh thần thoải mái lạc quan nhất có thể để đảm bảo cho sức khỏe cả mẹ và bé. Khi bị sốt, mẹ cần xác định rõ nguyên nhân tình trạng sốt là do đâu. Nếu biểu hiện sốt do tắc tia sữa gây nên, thì đừng quá lo lắng. Mẹ vẫn có thể cho bé bú như bình thường nhé. 

Tuy nhiên, biểu hiện sốt của mẹ không phải do tác động của tắc tia sữa. Mà có thể do virus gây bệnh. Thì mẹ hãy chú ý nên cho bé ngừng bú, tránh tình trạng, virus từ sữa mẹ thâm nhập vào cơ thể bé, gây nên hậu quả khôn lường. 

Để có cái nhìn trực quan và chính xác hơn về tình trạng của mình. Khi có dấu hiệu của sốt, mẹ hãy đến cơ sở y tế để chắc chắn mình khỏe mạnh. Hiện nay dịch virus sốt xuất huyết đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Nên các mẹ đừng chủ quan với sức khỏe cả bản thân và bé. 

Xem thêm

Mẹ bị tắc sữa nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng của mẹ khi cho con bú

III. Tắc tia sữa kèm sốt làm sao để nhanh khỏi

Khắc phục tình trạng tắc tia sữa
Khắc phục tình trạng tắc tia sữa

Để điều trị nhanh chóng tình trạng bị tắc tia sữa, nhiều mẹ đã tìm đến tây dược, cụ thể là paracetamol. Thế nhưng mẹ nên hạn chế sử dụng chất này tối đa. Mẹ hãy luôn để ý đến sức khỏe bản thân, để có thể kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường. Đối với tình trạng này, chỉ cần được phát hiện sớm, và thực hiện liệu trình điều trị sớm, thì mẹ ko cần sử dụng tây dược. 

  • Thường xuyên massage bầu ngực và chườm nóng. Có tác dụng ánh tan sữa đông. Làm cho bầu ngực không còn sưng cứng, mềm mại, hơi nóng từ túi chườm làm cho mẹ bớt cảm giác đau, nới rộng ống dẫn sữa 
  • Mẹ đừng lo mà hãy tiếp tục cho bé bú. Ngay cả khi lượng sữa ra ở đầu ti rất ít thì mẹ vẫn nên cho bé tiếp tục bú. Bởi khi bé bú, điều đó có nghĩa góp phần làm giảm tình trạng ùn tắc, ứ đọng sữa trong bầu ngực. Đồng thời, kích thích tuyến vú sản xuất ra sữa. 
  • Tránh tình trạng sữa thừa còn ở trong bầu ngực, mẹ nên dùng máy hút toàn bộ sữa hiện có trong bầu ngực. Đặc biệt lưu ý là dùng tay vắt nốt chỗ sữa còn lại sau khi hút sữa. 

Đọc thêm Tắc tia sữa là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

IV. Phòng tránh tắc tia sữa nổi hạch và sốt 

Vệ sinh thường xuyên và sạch sẽ đầu ti. Bởi sữa thừa dính lại sẽ bít đầu ra của ống dẫn sữa.

Như đã nói ở trên, hiện tượng tắc sữa gây sốt, có thể tái đi tái lại nhiều lần nên khuyên mẹ: 

  • Uống đủ nước, có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và hợp lý
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ và đặc biệt là bầu ngực
  • Massage thường xuyên cho bầu ngực
  • Cho bé bú đều đặn và thường xuyên, đủ thời gian. 
  • Trong thời gian này, mẹ cũng nên có các hoạt động thể dụng nhẹ nhàng. 
5
5.0 rating
5 của 5 sao (dựa trên 3 đánh giá)
Tuyệt vời100%
Rất tốt0%
Trung bình0%
Không ổn lắm0%
Rất không ổn0%

khi tắc sữa mà kèm sốt gây mệt mỏi, theo mình nên sử dụng thêm 1-2 viên hạ sốt để giảm bớt triệu chứng sót gây khó chịu và mệt mỏi cho mẹ

5.0 rating

Mong sao các bạn có được phương pháp làm giảm tác sữa phù hợp, tránh áp xe. Các mẹ nên dùng các lá thuốc nam trị tắc sữa trước , sau hẵng dùng biện pháp nhờ các bs hay y tá massage vì thực sự nó rất rất đau

Diễm Phượng

Tắc tia sữa nổi hạch ở nách

5.0 rating

Lần đầu làm mẹ đã bị tắc sữa nổi hạch khi vừa mới sinh được vài ngày, thực sự hoang mang, cảm ơn tác giả bv

Mẹ Nhím

Tuyệt vời

5.0 rating

Bài viết cung cấp thông tin mà mình đang tìm hiểu

Nguyên Phạm

Zalo: 0879.332.686