Tắc tia sữa có mủ là tình trạng nghiêm trọng của tắc tia sữa. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến bé. Nếu không điều trị kịp thời, tắc tia sữa kèm mủ sẽ là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết rõ hết những điều liên quan đến tắc tia sữa có mủ.
Đọc thêm để hiểu rõ về:
Nội dung chính
I. Những điều cần hiểu rõ về tắc tia sữa có mủ
1. Tắc tia sữa có mủ là gì?
Tắc tia sữa có mủ là một cấp độ nặng của tắc tia sữa. Khi mẹ bị tắc tia sữa 1 tuần mà không điều trị triệt để thì sẽ chuyển sang tắc sữa. Có nghĩa là sữa chảy ra sẽ có thể đính kèm mủ.

- Do sữa đọng lại trên bầu ngực lâu ngày mà không được vệ sinh sạch sẽ. Qua tác động của môi trường bên ngoài dẫn đến ôi, tắc và bị ung nhũ hoa.
- Mẹ sẽ bị sốt cao, vón cục, mệt mỏi…
Đọc thêm:
2. Giữa tắc tia sữa có mủ và tắc tia sữa thông thường gì có gì khác nhau?
Với những người sinh con đầu lòng thì khả năng bị tắc tia sữa có mủ sẽ nhiều hơn. Nó có thể xảy ra bất kỳ thời gian nào trong giai đoạn con bú. Vậy, tắc tia sữa có mủ có giống với tắc tia sữa bình thường hay không?
Bản chất, tắc sữa mưng mủ là tắc tia sữa. Nó là một cấp độ nặng hơn khi bị tắc sữa. Khi mẹ bị tắc tia sữa 1 tuần mà không có biện pháp khắc phục sẽ chuyển sang giai đoạn này.
Lúc này, cơ thể người mẹ sẽ có những triệu chứng tồi tệ hơn. Ngoài sưng tức bầu ngực, cơ thể sẽ đau đớn hơn. Sốt cao, ở bầu ngực còn có các cục vón lại rất nhiều, cơ thể uể oải, khó chịu hết cỡ. Tình trạng tắc tia sữa có mủ rất dễ bị áp xe vú. các mẹ nên đến gặp các sĩ để được chẩn đoán kỹ.

Như vậy, tắc tia sữa có mủ chính là một cấp độ của tắc tia sữa. Nhưng nó nặng và khó điều trị hơn.
Đọc thêm:
3. Tắc tia sữa có mủ nguy hiểm như thế nào?
Đây là giai đoạn gần như là xấu nhất của tắc tia sữa. Các mẹ cần phải được điều trị dứt điểm ngay lập lúc. Nhìn chung, tình trạng không gây nguy hiểm cho tính mạng người mẹ. Nhưng nếu để càng lâu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng không lường trước được. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến chất lượng sữa, sức khoẻ của bé khi bú. Đây chính là điều kiện hết sức “lý tưởng” để các bệnh lý nguy hiểm phát triển

- Là nguyên nhân chính dẫn đến áp xe vú. Khi bị áp xe vú, nếu không phát hiện để có hướng điều trị kịp thời thì rất dễ tạo ra các khối viêm mãn hình. Trường hợp nguy hiểm nhất đó là tuyến sữa bị tổn thương nghiêm trọng. Cơ thể mẹ không thể tiết được sữa. Hoặc bầu ngực có nguy cơ dẫn đến hoại tử.
- Ngực đau buốt vô cùng khó chịu. Hầu như không thể nghỉ ngơi được. Điều này là nguyên nhân khiến cho cơ thể bị suy nhược dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh.
- Tắc tia sữa có mủ cũng là điều kiện khiến các bệnh lý của nữ phát triển. Bao gồm: U xơ tuyến vú hay u nang tuyến vú. Đây đều là những bệnh lý hết sức nguy hiểm
- Khi bị tắc tia sữa có mủ, lời khuyên là không cho bé bú. Bởi vì sữa có thể đi kèm mủ (khiến bé bị tiêu chảy, ngộ độc). Khi không được bú sữa mẹ, sức đề kháng của bé cũng kém, chậm lớn. Nói chung là ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé.
II. Nhận biết tắc tia sữa có mủ sớm
Khi đã bị tắc tia sữa có mủ, các mẹ nên để ý đến cơ thể mình.
1. Ở đầu vú chảy mủ, có các đốm mủ trắng
Dấu hiệu dễ dàng nhất mà mẹ có thể nhận biết đó là trên đầu ti có các đốm mủ trắng hay đầu ti có bị chảy mủ.
Sữa mẹ lúc này cũng có thể kèm theo mủ, hãy nặn một ít sữa ra để kiểm tra cũng là cách để phát hiện.
Đọc thêm:
- Bật mí cách chữa tắc tia sữa bằng đu đủ xanh
- Thực hư hiệu quả của cách chữa tắc tia sữa bằng cây bồ công anh
2. Đầu ti bị nóng rát, sưng và rất đau đớn
Khi bị tắc tia sữa nhẹ, bầu ngực mẹ bị cứng và đầu ti chỉ hơi đau. Nhưng khi chuyển sang giai đoạn có mủ, đầu ti mẹ sẽ đau rát, đỏ ửng và sưng to. Lúc này, người mẹ sẽ cảm thấy đau rát, đặc biệt là khi đụng vào hay khi nặn sữa.

Chia sẻ thực tế từ nhiều bà mẹ rằng những cơn đau khi tắc sữa có mủ còn đau hơn khi rặn đẻ.
3. Cơ thể sốt cao, bị ớn lạnh, có thể co giật
Lúc này, cơ thể mẹ có thể bị sốt cao lên đến 38 độ hoặc hơn. Kèm theo đó là ớn lạnh hoặc là co giật (một số trường hợp). Dấu hiệu này cũng rất rõ ràng và khác biệt với giai đoạn đầu của tắc tia sữa. Bị tắc sữa nhẹ thì cơ thể chỉ sốt nhẹ và không bị co giật.

III. Những nguyên nhân gây ra tắc tia sữa có mủ
Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa kèm mủ. Hiểu được vấn đề này sẽ giúp cho chúng ta dễ dàng đề phòng hơn.
1. Tình trạng tắc sữa kéo dài, không điều trị dứt điểm
Mẹ bị tắc tia sữa nhưng chủ quan, không có phương pháp điều trị kịp thời. Hoặc dùng những phương pháp điều trị dân gian quá lâu, không có kết quả nhưng vẫn cố thực hiện. Lưu ý rằng các phương pháp điều trị tắc tia sữa dân gian chỉ sử dụng khi tình trạng còn nhẹ. Và có thể chỉ phù hợp với từng đối tượng.

Lời khuyên cho các mẹ là sau 2 đến 3 ngày tắc sữa mà có các dấu hiệu nóng sốt. Hãy thường xuyên kiểm tra đầu vú và sữa tiết ra khi cho bé bú. Nếu thấy có mủ kèm theo hoặc có các dấu hiệu bất thường cần có biện pháp xử lý. Nếu đã có mủ kèm theo sữa thì không nên cho bé bú.
2. Tổn thương đầu ti (do bé bú sai cách)
Nhiều mẹ cho bé bú không đúng cách (sai tư thế, sai hướng… ) Làm cho sữa tiết ra không đúng chiều. Lúc này bé bú nhưng sữa không chảy vào miệng thì sẽ cắn hoặc nhau đầu ti mẹ. Đây là lý do khiến cho mẹ đầu ti mẹ bị tổn thương. Từ đó dẫn đến tắc tia sữa, nặng hơn là tắc tia sữa có mủ.
3. Nhiễm khuẩn đầu vú
Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng tắc tia sữa có mủ nữa bạn cần lưu ý đó là đầu vú bị nhiễm khuẩn. Có nghĩa là các mẹ không vệ sinh sạch sẽ đầu ti trước và sau khi cho bé bú.

Sau khi bé bú xong, có thể lượng sữa tiết xuống chưa hết, các mẹ cần nặn hết ra và lau thật sạch. Nếu không sữa đọng lại ở đầu ti, tiếp xúc với không khí dễ dẫn đến ôi thiu, vi khuẩn.
4. Các mẹ bị tiểu đường có nguy cơ tắc tia sữa kèm mủ cao hơn
Theo nghiên cứu thì những người có tiền sử bị tiểu đường thì nguy cơ bị tắc sữa kèm mủ cao hơn. Cũng có thể xem đây là biến chứng của bệnh tiểu đường khi cho con bú.
IV. Liên quan đến việc điều trị tắc tia sữa có mủ
Liên quan đến vấn đề điều trị tắc tia sữa kèm mủ, nhiều mẹ thắc mắc rất nhiều. Dưới đây là những chia sẻ sát sườn nhất để các mẹ không phải băn khoăn.
1. Bị tắc tia sữa có mủ thì có nên cho bé bú không?
Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, khi bị tắc sữa kèm mủ thì tuyệt đối không cho bé bú.
Khi bị tắc sữa kèm mủ, lượng sữa tiết ra có thể chứa mủ (nhiều hoặc một ít). Mà trong mủ thì có nhiều chất độc hại, chất viêm nhiễm. Nếu để bé bú thì có thể dẫn đến các bệnh về hô hấp và tiêu hoá. Sữa bị kém chất lượng, bé hấp thụ vào cũng không có tác dụng, chất dinh dưỡng gì. Thậm chí gây tiêu chảy, làm cho hệ tiêu hoá của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sau này.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, nếu bé bú một lượng lớn sữa có mủ vào cơ thể. Mà không được xử lý kịp thời thì rất nguy hiểm.

2. Hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để điều trị
Ngay khi phát hiện mẹ bị tắc sữa kèm mủ, hãy đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Các bác sĩ sẽ khám và đưa ra phương án điều trị, lời khuyên đúng nhất. Điều cần thiết lúc này là làm sao cho nhanh khỏi nhất.
Không nên tự ý điều trị khi đã chuyển sang giai đoạn tắc sữa có mủ nhé.
Trong giai đoạn này, bé không được bú mẹ, nên hãy bổ sung chất dinh dưỡng cho bé bằng cách cho uống sữa ngoài.
3. Mẹ nên làm gì khi bị tắc tia sữa có mủ

Tắc tia sữa có mủ thì chủ yếu là mủ vàng. Các mẹ nên thực hiện và chú ý những vấn đề sau đây:
- Thường xuyên lau, vệ sinh bầu ngực. Đặc biệt là kiểm tra đầu ti. Vừa đảm bảo vệ sinh, tránh cho vi khuẩn tiếp tục tấn công. Cũng như biết được tình trạng mưng mủ, có phương án xử lý kịp thời.
- Nên tắm rửa bằng nước nóng và tắm bằng vòi hoa sen.
- Không được để tinh thần quá lo lắng, stress. Nên ổn định, thư giãn và nghỉ ngơi thật nhiều. Tinh thần cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều trị.
- Bổ sung đầy đủ những chất tốt cho cơ thể. Nó giúp mẹ tăng đề kháng cho cơ thể, nhanh khỏi bệnh. Cũng như đảm bảo sữa về để cho bé bú khi hết tắc sữa có mủ.
- Nên uống đầy đủ nước mỗi ngày.
- Nên massage đầu ngực để tình trạng sữa vón cục được hạn chế. Bên cạnh đó, bạn có thể chườm nóng.
- Nếu không thể dùng tay để nặn hết sữa ôi, có mủ ra ngoài. Bạn có thể dùng sự trợ giúp của máy hút sữa.
4. Mẹ không nên làm gì?
- Không nên cho bé bú
- Tuyệt đối không tắm nước lạnh
- Không được lười uống nước.
Hy vọng, với những chia sẻ của chúng tôi, bạn đọc đã có thể hiểu được tắc tia sữa nguy hiểm thế nào? Từ đó cẩn thận và có những biện pháp, xử lý kịp thời khi cần thiết.
điều trị tắc sữa
điều trị tắc sữa có mủ mag lại nhiều phiền toái và đau đớn cho các mẹ, cảm ơn bài viết hữu ích từ tác giả
tắc sữa có mủ
tắc sữa có mủ thật đáng sợ với bất cứ bà mẹ nào. đặc biệt những bà mẹ mới sinh