Áp xe vú do tắc tia sữa có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Tắc tia sữa bao lâu thì thành áp xe vú

Tắc tia sữa và áp xe vú là 2 bệnh lý khác nhau của mẹ sau sinh. Tuy nhiên, nhiều người lại nhầm lẫn 2 bệnh lý này với nhau. Vậy, làm sao để phân biệt được? Tắc tia sữa bao lâu thì có nguy cơ chuyển sang áp xe vú. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn phân tích và tìm hiểu rõ vấn đề này!

Để phân biệt được tắc tia sữa và áp xe vú, bạn cần hiểu rõ được tắc tia sữa là gì, áp xe vú là gì? 

Đọc thêm:

I. Tắc tia sữa 

1. Biểu hiện của tắc tia sữa 

Vì những tác động bên ngoài, thói quen sinh hoạt hay một vấn đề nào đó mà ống dẫn sữa của cơ thể mẹ bị tắc bên trong. Theo số liệu thực tế thì có hơn 60% các mẹ bị tắc tia sữa sau sinh. Tình trạng này có thể khỏi và lại mắc lại trong suốt thời gian cho con bú hoặc khi cai sữa cho con. 

Biểu hiện của tắc tia sữa
Biểu hiện của tắc tia sữa

Những biểu hiện của tắc tia sữa đó là: 

  • Ban đầu sẽ có những cảm giác như căng cứng, đau nhức đầu vú. Sau dần thì tình trạng này sẽ tăng lên theo. 
  • Mẹ có thể cảm nhận được bằng cách là đưa tay lên sờ vào ngực. Sẽ cảm thấy có nhiều cục cứng. Con sẽ không bú được nhiều sữa. 
  • Ngoài ra, mẹ có thể bị sốt kéo dài. 

2. Nguyên nhân xảy ra tình trạng tắc tia sữa ở mẹ 

Tắc tia sữa có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Ban đầu có thể là sự tác động của hormone. Tuy nhiên, nếu như cơ thể mẹ bị tình trạng tắc sữa đột ngột. Bạn nên lưu ý đến những nguyên nhân sau: 

  • Cho con bú quá ít trong khi sữa mẹ tiết ra rất nhiều. Sữa mẹ chảy xuống núm vú không được tiêu thụ nên tắc nghẽn. Lâu ngày thì tạo thành các cục cứng và ống dẫn sữa bị tắc. 
  • Cho bé bú hoặc vệ sinh đầu vú (sau khi bé bú) không đúng cách. Điều này khiến cho đầu vú bị tổn thương, lượng vi khuẩn xâm nhập. 
  • Đầu vú của mẹ bị tụt vào bên trong hoặc phẳng. Điều này làm cho lượng sữa dẫn xuống khó thoát ra ngoài. 
  • Cơ thể mẹ stress, sinh hoạt không đúng cách, tinh thần không thoải mái. 
  • … 
Có nhiều nguyên nhân gây tắc tia sữa
Có nhiều nguyên nhân gây tắc tia sữa

3. Điều trị tắc tia sữa ở mẹ bằng cách nào? 

Có nhiều phương pháp để điều trị tắc tia sữa ở mẹ. Bao gồm: Chữa bằng các phương pháp dân gian, chữa bằng phương pháp đông y… 

Khi điều trị, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau đây: 

  • Khi có dấu hiệu tắc tia sữa, hoặc đang trong thời kỳ điều trị. Các mẹ vẫn phải liên tục cho con bú. Nếu vẫn còn lượng sữa thừa, bạn có thể dùng tay để nặn bớt ra. Hoặc nhờ sự trợ giúp của máy hút sữa. 
  • Sau 3 – 4 ngày điều trị bằng bất kỳ phương pháp nào đó mà tình trạng không thuyên giảm. Cần liên hệ ngay đến bác sĩ đẻ được tư vấn hướng giải quyết tốt nhất. 
  • Ở những giai đoạn đầu của tình trạng, mẹ thấy sốt và đau ngực. Nếu bạn để tình trạng này quá lâu thì sẽ làm chất lượng sữa cho bé bị ảnh hưởng. 

Không nên để tình trạng tắc sữa kéo dài. Khi mẹ bị sốt và nhiễm trùng, lây cho bé thì việc điều trị sẽ rất khó khăn. Ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của bé. 

Ngoài ra, tắc tia sữa và áp xe vú, tắc tia sữa lâu ngày sẽ có nguy cơ áp xe vú, tồi tệ hơn có thể là trầm cảm sau sinh. 

Phân biệt tắc tia sữa và áp xe vú
Phân biệt tắc tia sữa và áp xe vú

Đọc thêm: 

II. Đặc điểm của triệu chứng áp xe vú

Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn về tắc tia sữa. Vậy còn áp xe vú là như thế nào? 

1. Biểu hiện của áp xe vú là gì? 

Vì áp xe vú cũng có một số biểu hiện giống tắc tia sữa. Nên nhiều người thường nhầm lẫn. 

  • Xuất hiện các ổ viêm ở bên sâu tuyến vú. Nguyên nhân chính là do vi khuẩn xâm nhập. Trong đó đa số là liên cầu khuẩn và tụ cầu đi theo ống dẫn sữa đi vào bên trong gây nên các tụ khuẩn và tạo mủ. 
  • Khi mẹ sờ vào phần đầu ngực sẽ cảm thấy các cực cứng. Nhưng khác với tắc tia sữa là có thêm phần mủ. 
  • Phần da ở ngực và đầu vú sưng tấy, đỏ ứng và căng bóng.
Áp xe vú
Áp xe vú

2. Nguyên nhân và cách điều trị áp xe vú

Tắc tia sữa không điều trị sớm, để quá lâu thì sẽ có nguy cơ chuyển thành áp xe bú. 

  • Khi lượng sữa ở trong bầu ngực bị ứ đọng quá nhiều. Đặc biệt khi tích tụ xuống đầu vú, tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Sữa bị hỏng… Đây chính là ổ vi khuẩn. Chúng tấn công và làm cho ngực của mẹ bị viêm mủ, đau ngực. Lúc này sưng tấy và tạo thành các áp xe. 
  • Khi phát hiện những triệu chứng này, điều bạn cần làm đó là dùng kháng sinh và kháng viêm. Nó tạm thời ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của chúng. 
  • Nếu tình trạng quá nặng, các mẹ còn được chỉ định là chọc trích để tháo gỡ những khối mủ áp xe trong ngực. 

Khi mẹ bị tình trạng áp xe vú, những cơn đau nhói ở ngực sẽ rất khủng khiếp. Đặc biệt là lúc cho con bú. Bên cạnh đó là sốt cao, cơ thể uể oải cho mất nước nghiêm trọng… Nguy hiểm hơn là bé bú phải sữa có lẫn mủ bên trong. Bé sẽ bị tiêu chảy, sốt cao… 

Lưu ý: Khi mẹ bị áp xe vú có mủ, chỉ nên cho con bé ở bên bú không bị. Bên còn lại cần phải điều trị triệt để rồi mới cho bé bú. Tránh những ảnh hưởng xấu đến bé. 

III. Tắc tia sữa bao lâu thì thành áp xe vú? Áp xe vú có nguy hiểm không? 

Để hiểu rõ được tắc tia sữa bao lâu thì thành áp xe vú. Chúng tôi sẽ phân tích quá trình chuyển từ tắc tia sữa đến áp xe vú

  • 1 – 2 ngày đầu: Lúc này, mẹ bị tắc tia sữa đơn thuần. Bầu ngực bắt đầu có dấu hiệu cứng lên, sưng lên. Bé bú được ít, sữa chảy ra ngoài không nhiều. 
  • 3 – 4 ngày: Tình trạng bắt đầu nặng hơn. Ngực và núm vú vẫn căng cứng. rắn. Có xuất hiện thêm những cục sữa đông. Dùng tay có thể cảm nhận được các cục đó. Cơ thể mẹ có dấu hiệu mệt mỏi và sốt ngày một cao. 
  • 5 – 6 ngày: Cấp độ viêm tắc tia sữa. Ngoài những dấu hiệu trên, cơ thể người mẹ sẽ bị sốt cao, đau đầu, khó chịu và không ngủ được. Phần bầu ngực bị sưng to lên, ở nách có thể có hạch. Còn ở vùng cổ thì có các phù nề. Lúc này, người mẹ chỉ cử động chân tay thôi cũng bị đau. 

Áp xe vú có nguy hiểm không?

Tắc tia sữa bao lâu thì thành áp xe vú
Tắc tia sữa bao lâu thì thành áp xe vú
  • Từ 1 tuần trở lên: Lúc này thì tình trạng tắc tia sữa đã chuyển sang bị áp xe vú. Sau 2 đến 3 ngày thì viêm tắc sữa thì cơ thể mẹ sẽ bị áp xe vú. Bầu ngực có rất nhiều các ổ áp xe cứng nằm rải rác. Biểu hiện là mất nước, rùng mình, mệt mỏi, sốt cao và khó thở. 

Như vậy, cơ thể mẹ sẽ bị áp xe vú sau thời gian 1 tuần tắc tia sữa kéo dài. Ngoài ra thời gian chuyển từ tắc tia sữa sang áp xe còn phụ thuộc vào cơ thể mẹ, sức đề kháng, việc thực hiện điều trị, tác động bên ngoài… mà nhanh hay chậm hơn 1 tuần. 

IV. Cách phòng chống áp xe vú do viêm tắc sữa

Như vậy, chúng ta có thể thấy được nguy cơ bị áp xe vú do tắc tia sữa. Chính vì vậy, việc điểu trị tắc sữa là cần thiết. Cũng như nếu bị tắc tia sữa thì hãy chữa trị kịp thời. Các mẹ PHẢI ghi nhớ những vấn đề quan trọng sau đây: 

  • Luôn luôn giữ đầu vú được sạch sẽ. Bao gồm trước và sau khi cho con bú. 
  • Nên cho bé bú thường xuyên. Nếu sữa chảy ra quá nhiều mà bé bú không hết thì cần vắt bớt ra. Có thể nhờ sự trợ giúp của máy vắt sữa. 
  • Bảo vệ đầu vú đúng cách. Cho con bú đúng tư thế, tránh làm đầu vú bị tổn thương. 
  • Giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, không áp lực, căng thẳng. Ăn uống đầy đủ. 
  • Nên kết hợp với việc massage nhẹ nhàng bầu ngực. 
Massage bầu ngực nhẹ nhàng
Massage bầu ngực nhẹ nhàng

Hy vọng, các thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ về tắc tia sữa và áp xe vú đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn. Việc phòng chống tắc tia sữa là hết sức cần thiết. Đồng thời điều trị kịp thời để tránh thành áp xe còn quan trọng và chú ý hơn. 

5
5.0 rating
5 của 5 sao (dựa trên 2 đánh giá)
Tuyệt vời100%
Rất tốt0%
Trung bình0%
Không ổn lắm0%
Rất không ổn0%

shop tư vấn nhiệt tình

5.0 rating

shop tư vấn nhiệt tình, sẽ ủng hộ shop nhieu

Ngọc Ly

bài viết hữu ích

5.0 rating

có bệnh phải trị từ sớm để lâu khó chữa lắm. mình mà tắc sữa là uống ngay lá kim nhung, để lâu sợ thành ap xe thì đau lắm

Nguyễn Ngọc Linh

Zalo: 0879.332.686