Sữa mẹ gây vàng da cho trẻ sơ sinh có thật không? Và nguyên nhân do đâu, có nguy hiểm gì không? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết nhất vấn đề này.
Nội dung chính
I. Hiện tượng vàng da do sữa mẹ là do đâu?
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rằng: triệu chứng vàng da ở trẻ sơ sinh là do nồng độ bilirubin cao. Nồng độ này là sắc tố màu trắng ở mắt và màu vàng ở da.
Đối với trẻ sơ sinh thì sắc tố này sẽ được đào thải đi nhờ việc đi tiêu (tiểu). Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà việc đi vệ sinh của bé giảm đi. Những sắc tố này không thể đào thải ra ngoài, nó lại hấp thụ ngược vào máu. Điều này khiến cho da của trẻ bị vàng.

Sữa mẹ gây vàng da cho trẻ sơ sinh có thể do một vài nguyên nhân chính sau đây:
- Mẹ cho bé bú không đủ: Như đã nói ở trên, khi mẹ cho bé bú không đủ thì việc đi vệ sinh của bé sẽ giảm. Khiến cho hàm lượng bilirubin tăng cao hơn, không đào thải ra ngoài.
- Mẹ cho bé bú không đúng cách
- Vì một lý do nào đó mà mẹ phải điều trị trong viện, tách biệt bé nên không thể cho bé bú được .
Tuy nhiên, dù có gặp phải vấn đề gì đi chăng nữa thì các mẹ vẫn phải tiếp tục cho bé bú. Trừ khi có khuyến cáo, chỉ định của bác sĩ về việc ngừng cho bé bú (ví dụ như mẹ mắc bệnh lây nhiễm, sữa mẹ có mủ…)
Thực tế, có nhiều mẹ khi thấy con bị vàng da bèn ngừng cho con bú và chuyển qua bú bình. Điều này không mang lại hiệu quả điều trị đâu nhé. Bởi vì phải biết rõ nguyên nhân là ở đâu thì mới xử lý đúng nhất được.
Xem thêm
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị vàng da – Nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và điều trị
CẢNH GIÁC chữa tắc tia sữa bằng thuốc tây và lời khuyên cho mẹ
II. Sữa mẹ gây vàng da cho trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Thực tế cho thấy khi trẻ sinh ra đủ tháng hay thiếu tháng thì đều bị tình trạng vàng da. Đối với những trẻ đủ tháng thì sau 1 tuần sẽ tự động hết và trẻ thiếu tháng thì là 2 tuần. Triệu chứng này là hoàn toàn bình thường, xuất hiện sau 24h bé sinh ra.

Sữa mẹ gây vàng da cho bé là bình thường trong khoảng thời gian nhất định
Như vậy, và da do sữa mẹ là hoàn toàn bình thường nếu như xuất hiện trong thời gian nhất định. Vì vậy, các mẹ đừng quá lo lắng về vấn đề này. Bú sữa mẹ gây vàng da sẽ xuất hiện trong khoảng 7 đến 10 ngày. Còn đối với những trẻ sinh non thì thời gian này có thể kéo dài hơn.
Tuy nhiên, nếu qua thời gian này rồi mà bé vẫn bị tình trạng vàng da, quấy khóc. Kèm theo đó là bỏ bú thì mẹ cần phải lưu ý. Đây là hiện tượng bất thường và cần phải đưa bé đi khám ngay.
Đối với mỗi bé sơ sinh thì mức độ vàng ra sẽ khác nhau. Nó phụ thuộc vào sắc tố bilirubin gián tiếp trong máu. Bình thường thì nồng độ này không quá 14mg% đối với trẻ sinh nong. Còn trẻ sinh đủ tháng là không quá 12mg%
III. Các trường hợp vàng da gây nguy hiểm cho bé
Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, hiện tượng vàng da do sữa mẹ là bình thường nếu như ở một thời gian nhất định.
Vậy, nguyên nhân nào gây vàng da cho bé thật sự nguy hiểm mà các mẹ cần phải lưu ý
1. Hiện tượng bất thường tế bào máu bẩm sinh
Ví dụ như hồng cầu có hình cầu hoặc hình elip. Khi cơ thể có dạng hồng cầu này thì rất dễ vỡ. Dẫn đến tình trạng vàng da sậm, thiếu máu tán huyết. Nếu bé bị vàng da do nguyên nhân này thì cần phải nhập viện để điều trị kịp thời.

2. Bất đồng nhóm máu
Ngoài ra, nếu mẹ và bé có nhóm máu bất đồng thì cũng có thể là một nguyên nhân:
- Hiện tượng bất đồng nhóm máu hệ ABO: Có nghĩa là mẹ có nhóm máu O nhưng con lại không cùng nhóm máu với mẹ
- Bất đồng nhóm máu hệ rhesus: Trường hợp này có nghĩa là mẹ có nhóm máu rhesus âm mà còn lại có nhóm máu rhesus dương.
Khi xảy ra hiện tượng bất đồng nhóm máu thì bé xuất hiện tình trạng vàng da nặng. Trong 24h đầu đã xuất hiện rồi và còn thiếu máu nặng. Ngay sau khi bé sinh ra, nếu bác sĩ chẩn đoán tình trạng này thì cần phải điều trị ngay. Đó là hồi sức với thay máu. Kết hợp với đó là liệu pháp ánh sáng, truyền bù nước. Và mẹ vẫn phải tiếp tục duy trì cho bé bú.
3. Trẻ sinh non hoặc bị nhiễm trùng sơ sinh
Những trẻ sinh non hoặc bị nhiễm trùng sơ sinh thì khả năng bị vàng da và thiếu máu sẽ cao hơn. Trong trường hợp này thì bé cần được nhập viện sớm để điều trị kịp thời.
Ngoài những nguyên nhân này thì còn một số nguyên nhân khác ví dụ như suy tuyến giáp bẩm sinh…

Xem thêm
10 Cách chữa tắc tia sữa tại nhà không đau mẹ nên ghi nhớ
Tắc tia sữa sau sinh: Đối tượng bị tắc tia sữa, nguyên nhân và điều trị
IV. Giải pháp điều trị sữa mẹ gây vàng da cho trẻ sơ sinh
Khi bé bú sữa mẹ gây vàng da, mẹ có thể thực hiện các cách sau để tình trạng này nhanh chóng được cải thiện:
- Nên cho bé tắm nắng vào các buổi sáng khoảng từ 6 đến 7h. Điều này giúp bé hấp thụ vitamin đê, vừa giúp xương chắc khỏe vừa giúp tình trạng vàng da nhanh chóng loại bỏ. Trong khi tắm nắng, bạn nên nới lỏng quần của bé. Lưu ý mắt và vùng kín của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên hãy tránh ánh nắng trực tiếp vào 2 vùng này nhé. Bên cạnh đó. sau 7h sáng thì đừng tắm nắng cho bé bởi vì các tia cực tím sẽ ảnh hưởng đến bé.

Mẹ cần phải cho bé bú thường xuyên và ngay sau khi sinh
- Sử dụng đèn chiếu tại nhà hoặc tại bệnh viện. Cách điều trị vàng da sữa mẹ này thì sẽ do bác sĩ thực hiện. Điều này giúp các sắc tố trong cơ thể bị phá vỡ.
- Như chúng ta đã biết thì bé bị vàng da cũng có thể do bú không đủ. Chính vì vậy, mẹ cần phải cho bé bú thường xuyên. Kết hợp với đó là bổ sung những loại thực phẩm lợi sữa để sữa có chất lượng hơn. Giúp cho nguồn sữa dồi dồi.
- Hãy chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Vừa giúp bé dễ dàng mà còn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Như vậy, tình trạng thiếu nước cũng như nồng độ bilirubin sẽ được loại bỏ khỏi cơ thể bé.
V. Phòng ngừa sữa mẹ gây vàng da cho trẻ sơ sinh
Đối với các mẹ chuẩn bị sinh hoặc vừa sinh xong thì cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Ngay sau khi sinh thì mẹ cần phải cho bé bú luôn bố càng sớm càng tốt. Và cần phải bú đúng cách, thường xuyên. Sữa non của mẹ có tác dụng rất lớn đối với trẻ. Nó có tác dụng nhuận tràng, giúp việc đi tiểu của bé nhanh chóng và thường xuyên hơn. Hàm lượng bilirubin trong cơ thể bé cũng giảm đi, không bị vàng da. Sau sinh mẹ thường gặp tình trạng tắc sữa
- Mẹ không cần phải cho bé uống thêm nước lọc
- Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng cần phải chú ý nhiều. Hãy giảm lượng cà rốt, cam và quyết trong khẩu phần ăn ở những giai đoạn đầu nhé.
Bệnh vàng ra có thể rất nguy hiểm, gây bại não hoặc tử vong. Vì vậy các chuyên gia đã khuyến cáo rằng mẹ cần đi khám thai định kỳ để phát hiện tình trạng này kịp thời nhất. Từ đó có phương án điều trị và phòng tránh hợp lý.
Hy vọng, với những chia sẻ của chúng tôi về tình trạng sữa mẹ gây vàng da cho trẻ sơ sinh, các mẹ đã hiểu rõ được nguyên nhân và cách xử lý.
Bất đồng nhóm máu thật đáng sợ
Mong rằng các mẹ mang thai nên đi sàng lọc và kiểm tra thai kì, thật đều đặn. để phát hiện những bất thường sớm
Vàng da sinh lý
Bé nhà mình bị vàng da sinh lý những 1 tháng
Cảm ơn tác giả
Bài viết hữu ích ạ, lần đầu được biết về kiến thức vàng da do sữa mẹ