[Giải đáp] Sự thay đổi của sữa mẹ theo thời gian như thế nào?

Sự thay đổi của sữa mẹ theo từng giai đoạn

Ai trong chúng ta cũng biết sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng, nguồn thức ăn quý giá cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết và hiểu sự thay đổi của sữa mẹ theo từng giai đoạn phát triển của con như thế nào để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé. Vậy thì trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn là liệu sữa mẹ có thay đổi theo thời gian và sữa mẹ thay đổi như thế nào nhé.

I. Sự thay đổi của sữa mẹ theo thời gian 

1. Sữa non 

Sữa non hay còn gọi là sữa đầu, xuất hiện trong thai kỳ và khoảng 5 ngày đầu sau khi sinh. Sữa giai đoạn này chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nó có tác dụng nhuận tràng giúp bé tiêu hóa tốt trong những ngày đầu tiên ra đời. 

Giai đoạn này sữa có màu vàng hay màu kem nhạt, dạng đặc dính. Vì vậy, sữa được tiết ra với số lượng nhỏ. Sữa non chứa nhiều nồng độ kháng thể và bạch cầu cao bảo vệ bé tránh mắc nhiều bệnh nhiễm trùng. 

Sữa non của mẹ có màu khác với sữa ở giai đoạn sau
Sữa non của mẹ có màu khác với sữa ở giai đoạn sau

Thêm nữa, sữa non giàu đạm, nhiều vitamin A, E, K và khoáng chất. Giúp bé tăng cường miễn dịch và phát triển khỏe mạnh. Hàm lượng protein trong sữa non thường cao hơn trong sữa mẹ trưởng thành. Trong 24h sau sinh, sữa mẹ chỉ tiết ra ít khoảng 40-50ml tùy cơ địa từng mẹ. Tuy ít nhưng nó cũng đủ độ no cho bé. Vì lúc này dạ dày các bé rất nhỏ, nên các mẹ đừng lo nhé.

Xem thêm:

Sữa mẹ có vị gì? Yếu tố ảnh hưởng đến hương vị sữa mẹ

Tắc tia sữa nổi hạch ở nách có nguy hiểm không – Xử lý thế nào?

2. Sữa chuyển tiếp 

Sữa chuyển tiếp đúng như tên gọi. Nó đánh dấu sự thay đổi của sữa mẹ từ sữa non sang sữa trưởng thành. Xuất hiện từ 5 đến 14 ngày sau khi sinh. Nếu như những ngày đầu sau sinh trẻ chỉ cần khoảng 300-400ml/ngày thì từ ngày thứ 5 trở đi bé sẽ cần số lượng gấp đôi 500- 800ml. 

Sự thay đổi của sữa mẹ theo từng giai đoạn
Sự thay đổi của sữa mẹ theo từng giai đoạn

Dấu hiệu nhận biết của sự thay đổi này là mẹ bắt đầu thấy số lượng sữa nhiều hơn. Kích thước ngực của mẹ đầy đặn và săn chắc hơn. Sữa chuyển tiếp có sự thay đổi về mặt hàm lượng dinh dưỡng, có chứa nhiều calo hơn sữa non, với hàm lượng chất béo, lactose, vitamin tan trong nước cao. Giúp bé tăng cường miễn dịch và phát triển khỏe mạnh với đủ các chất dinh dưỡng.

3. Sữa trưởng thành

Đúng với cái tên, sữa mẹ có thay đổi theo thời gian sau 4 tuần sang “sữa trưởng thành”. ở giai đoạn này sữa mẹ chứa nhiều các chất dinh dưỡng protein, vitamin, đường và khoáng chất. Với các thành phần có hoạt tính sinh học như hormone, enzyme và các yếu tố tăng trưởng. Giúp bé phát triển khỏe mạnh. Nói chung, hàm lượng chất dinh dưỡng và các thành phần trong sữa mẹ ở giai đoạn này đã ổn định và đủ số lượng cho bé.

Ngoài ra sữa mẹ còn chia ra 2 giai đoạn sữa trưởng thành:

  • Sữa đầu cữ bú: Là sữa được tiết ra vào giai đoạn đầu cho con bú. Số lượng nhiều có màu hơi xanh. Chứa nhiều chất béo, nước, vitamin protein và các chất dinh dưỡng khác.
  • Sữa cuối cữ bú: Lúc này kích thước ngực mẹ bị xẹp hơn. Xuất hiện sau khi phát hành ban đầu của sữa. Sữa giai đoạn này có màu trắng, chứa nhiều chất béo đáp ứng cho sự tăng cân của bé. Có một lưu ý nhỏ: để cung cấp đủ dinh dưỡng cho con. Mẹ nên cho bé bú hết cữ bú rồi hẵng chuyển bên ngực nhé.

II. Sự thay đổi của sữa mẹ ở tháng 6, 7, 8, 9, 10 

Sữa mẹ thay đổi như thế nào khi sang tháng thứ 6? Từ tháng thứ 6 sữa mẹ cung cấp chất dinh dưỡng tốt không là những thắc mắc chung của các bà mẹ đang nuôi con bú. Thật sự sữa mẹ sau 6 tháng có sự thay đổi. Sữa bắt đầu ít dần đi (lượng sữa mẹ giảm còn 400 -600 ml/ngày). Vẫn có các dưỡng chất và kháng thể cho bé nhưng không đầy đủ các chất dinh dưỡng. 

Sữa mẹ ở các tháng thứ 6,7,8… vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé
Sữa mẹ ở các tháng thứ 6,7,8… vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé

Thêm nữa giai đoạn này nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tăng để đáp ứng nhu cầu phát triển về thể chất và trí nào. Vì vậy lúc này các mẹ cần bắt đầu cho bé ăn dặm thêm để bé không chậm tăng cân nhé. Việc ăn dặm có thể bắt đầu từ khi trẻ 6 tháng đến 24 tháng. Hoặc có thể lâu hơn tùy thuộc vào điều kiện và công việc của mẹ.

III. Sữa mẹ trên 12, 13… 18 tháng có còn phù hợp với em bé không?

Bắt đầu từ 1 năm tuổi, con ít bú sữa mẹ cũng ít hơn hẳn. Nhưng không vì thế mà cắt sữa mẹ ra khỏi khẩu phần ăn của con. Thời điểm này, nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ vẫn tiếp tục tăng. Trẻ đã ăn dặm được bột cháo cùng nhiều loại thực phẩm hoa quả khác. Từ trên 12 tháng, sữa mẹ vẫn giữ các thành phần dinh dưỡng như giai đoạn trước. Như protein, vitamin, chất béo và kháng thể.

Xem thêm

5 Cách phòng tránh tắc tia sữa – Xử lý khéo léo khi mẹ bị tắc sữa

IV. Sự  thay đổi của sữa mẹ: sau 2 năm còn chất dinh dưỡng không? 

Thực ra, các dinh dưỡng trong sữa mẹ luôn luôn chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển không hề thay đổi. Sữa mẹ không mất đi dinh dưỡng như những lời đồn đại. Nhiều mẹ cho rằng sau 2 năm bắt đầu cai sữa vì khi đó sữa không còn tác dụng với con. Tuy nhiên nguyên nhân không phải vậy, thực chất việc cai sữa khi bé được 24 tháng là để phù hợp với những bà mẹ đi làm sau những ngày tháng nghỉ sinh con, không để con rơi vào tình trạng thèm sữa mẹ. Bạn vẫn có thể cho con bú sau 24 tháng tuổi nếu điều kiện công việc cho phép điều đó.

Sự thay đổi của sữa mẹ khi bé ốm
Sự thay đổi của sữa mẹ sau 2 năm – sữa mẹ vẫn có chất dinh dưỡng 

V. Sữa mẹ thay đổi khi con ốm thế nào? 

Một dấu hiệu nhận biết dễ dàng sự thay đổi của sữa mẹ khi con ốm là màu của sữa chuyển sang màu vàng gần giống với màu của sữa non. Khi con hoặc mẹ ốm nồng độ kháng thể cao và các tế bào bạch cầu tăng lên đến 94% gần với hàm lượng được tìm thấy trong sữa non giúp bé chống nhiễm trùng. 

Sự thay đổi của sữa mẹ khi bé ốm
Sự thay đổi của sữa mẹ khi bé ốm

Một chuyên gia sữa mẹ, bác sĩ Leigh Anne O’Connor cho biết: “Khi trẻ bị ốm, cơ thể người mẹ sẽ chủ động tăng lượng tế bào máu trắng để đáp ứng nhu cầu của em bé. Nước bọt của em bé sẽ chảy ngược trở lại vú, kích thích cơ thể mẹ sản sinh loại sữa đặc biệt để bảo vệ em bé”. Đây thực sự là điều tuyệt vời về sự nhạy cảm của cơ thể người mẹ, nhận biết được tình trạng của con mình, phản ứng lại bằng cách sản xuất  kháng thể để bảo vệ đứa con của mình. 

Trên đây là một số thông tin về sự thay đổi của sữa mẹ theo thời gian mà chúng tôi muốn cung cấp cho các độc giả, mong rằng bài viết đã mang đến thông tin hữu ích cho các bạn.

5
5.0 rating
5 của 5 sao (dựa trên 1 đánh giá)
Tuyệt vời100%
Rất tốt0%
Trung bình0%
Không ổn lắm0%
Rất không ổn0%

Cảm ơn tác giả

5.0 rating

cần cho các bà đọc thông tin này để không coi thường sữa mẹ

Vũ Văn Thắng

Zalo: 0879.332.686