Cách vệ sinh ngực trước và sau khi sinh để phòng tránh tắc tia sữa

Cách vệ sinh ngực và núm vú

Vệ sinh ngực 3 tháng cuối và sinh hoạt điều độ ngay từ khi mang thai là phương pháp tốt nhất để phòng tránh tắc tia sữa. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc cách vệ sinh ngực khi mang thai 3 tháng cuối để giảm tắc tia sữa. Đồng thời là cách vệ sinh ngực trong thời gian cho con bú. 

Thời gian thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng cuối, sản phụ vô cùng mệt mỏi. Nguyên nhân do ốm nghén, thay đổi nội tiết tố. Còn có sự tăng trưởng bất bình thường của vùng bầu ngực. Sản phụ nên đặc biệt lưu ý về việc chăm sóc và vệ sinh đầu ngực. Bởi điều này sẽ làm cho nguồn sữa cho trẻ được dồi dào, tránh tình trạng tắc tia sữa, viêm tuyến vú, áp xe vú sau khi sinh. 

I. Chăm sóc đầu ngực khi mang thai 3 tháng cuối đúng cách 

Sự kích thích đồng thời của tuyến yên, nhau thai sinh ra sữa, progesterone, estrogen làm cho phần ngực của sản phụ sẽ phát triển to hơn bình thường. Đây là kết quả của sự chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. 

Bên cạnh đó, khi sản phụ ở thời kỳ 3 tháng cuối, nhũ hoa sẽ có nhiều thay đổi lớn như: nhũ hoa to dần lên, màu sắc đậm dần sang đen, quầng vú xung quanh nhũ hoa đậm màu hơn, đầu ngực tiết ra sữa non – chất dịch lỏng màu vàng. 

Theo nhiều nghiên cứu, sữa non là thực phẩm vàng đối với trẻ nhỏ, bởi sữa non chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất. Bởi vậy, cần lưu ý đặc biệt đến việc bảo vệ nguồn dinh dưỡng cho con. Sau đây là phương pháp chăm sóc nhũ hoa trong thời kỳ thai sản như sau: 

Xem thêm

7 bài thuốc chữa tắc tia sữa bằng thuốc Nam an toàn

TỔNG HỢP các phương pháp chữa tắc tia sữa hiệu quả, an toàn

1. Chọn áo ngực phù hợp 

Ở bất cứ giai đoạn nào, thì việc chọn áo ngực phù hợp cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng. Áo ngực góp phần bảo vệ và chăm sóc cho phần ngực, tránh các nguy cơ tiềm ẩn cho chị em phụ nữ. 

Trong giai đoạn mang thai kích thước của ngực của người mẹ tăng lên theo từng giai đoạn, chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa. Vì vậy, kích thước áo ngực mẹ hay dùng không còn phù hợp với cơ thể nữa. 

Mẹ cần chọn áo ngực thoải mái
Mẹ cần chọn áo ngực thoải mái

Khuyên mẹ nên lựa chọn có kích cỡ lớn hơn kích cỡ ngực, chất liệu áo ngực phải mềm mại thông thoáng, đặc biệt mặt bên trong áo ngực phải có chất liệu êm áo để tránh cọ xát, kích ứng núm vú. 

2. Cách vệ sinh ngực đúng cách

Sản phụ cần tắm rửa, vệ sinh bầu ngực thường xuyên, hàng ngày. Sử dụng khăn mềm và nước ấm để rửa sạch núm vú mỗi ngày, loại bỏ những chất bẩn, dịch lỏng đóng khô tích quanh núm vú. 

Cách vệ sinh ngực 3 tháng cuối đúng cách
Cách vệ sinh ngực 3 tháng cuối đúng cách

Khuyên mẹ không nên dùng xà phòng để vệ sinh vùng ngực. Bởi điều đó làm cho núm vú bị khô, dẫn đến nứt núm vú. 

Khi tắm, nên massage vùng ngực nhẹ nhàng, mẹ bầu cũng có thể nắn nhẹ đầu vú ra một ít sữa non, để sau sinh các lỗ tiết thông và không bị tắc tia sữa

Hạn chế dùng xà phòng để vệ sinh vùng ngực vì dễ làm khô, nứt núm vú. Khi tắm, lúc da đang mềm, bạn cũng có thể nặn nhẹ đầu vú cho ra một ít sữa non giúp các lỗ tiết làm thông tia sữa

Khi tắm, nếu để ý một bên núm vú, hoặc cả hai bên đều bị thụt vào trong, cần có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng ảnh hưởng đến việc bú sữa của bé. 

Vệ sinh sạch sẽ đầu vú và bầu ngực, sau đó kéo lên kéo xuống, sang trái và phải, nhẹ nhàng kéo da quầng vú xuống phía dưới, sau đó thự hiện theo điều ngược lại. Mẹ bầu nên làm nhiều lần, mỗi lần 5 phút. 

Trường hợp mẹ bầu bị chảy sữa nhiều đến mức làm ướt áo, làm cho mẹ có cảm giác khó, tạo nên mùi hôi. Thì khuyên mẹ nên thường xuyên thay áo ngực, lựa chọn áo ngực phù hợp, đồng thời luôn giữ vệ sinh cơ thể. 

3. Tránh tác động mạnh vào nhũ hoa 

Cần tránh những tác động mạnh vào bầu ngực và nhũ hoa trong ba tháng cuối tháng kỳ. Massage nhẹ nhàng và đúng cách, việc xa nắn không đúng cách có thể gây ra hiện tượng co bóp tử cung. 

Tránh các tác động vào nhũ hoa
Tránh các tác động vào nhũ hoa

II. Tiết sữa non có là dấu hiệu đáng nghi ngại, cần lưu ý hay không? 

Bắt đầu từ tháng thứ sáu cho đến hết thai kỳ, thì việc tiết sữa non là một dấu hiệu hết sức bình thường. Sau đây là những biểu hiện của việc tiết sữa non: 

  • Đầu ti xuất hiện những gợn trắng. Đây là dấu hiệu báo hiệu cho mẹ biết chuẩn bị tiết sữa non. 
  • Sau đó khoảng một vài ngày, sữa non mới bắt đầu xuất hiện. Lúc này sữa non có màu vàng và đặc dính. 
  • Lưu ý có mẹ bầu là nếu sữa non tiết ra quá sớm (từ tháng thứ 5 trở về trước) thì mẹ nên đến các cơ sở ý tế để khám và tư vấn. Bởi đó có thể là dấu hiệu của tình trạng cơ thể bị thay đổi do nội tiết tố.
Hiện tượng mẹ tiết sữa non
Hiện tượng mẹ tiết sữa non

Thỉnh thoảng mẹ sẽ thấy sữa non có lẫn máu, thì cũng đừng nên quá lo lắng. Bởi đây chính là dấu hiệu của sự phát triển quá nhanh về số lượng của các mạch máu được tập trung quanh vùng ngực.

Điều này sẽ không gây hại gì đến sức khỏe người mẹ. Thế nhưng, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, và lượng máu nhiều, đầu ngực bị căng tức thì hãy đi khám để được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa. 

Mong rằng những thông tin chúng tôi vừa cung cấp, mẹ bầu sẽ yên tâm hơn trong thời gian mang bầu.    

Đọc thêm:
Top 9 thực phẩm lợi sữa cho mẹ bầu sau sinh cần phải biết

Cho con bú kiêng ăn quả gì? 16 loại quả mẹ sau sinh nên và không nên ăn

III. Hướng dẫn cách vệ sinh ngực sau sinh 

Sau khi sinh, nếu có cách vệ sinh ngực đúng thì mẹ sẽ hạn chế được nguy cơ bị tắc tia sữa. Theo từng mức độ và tình trạng của vú, các mẹ nên ghi nhớ những điều sau đây. 

Đọc thêm:

5 Cách phòng tránh tắc tia sữa – Xử lý khéo léo khi mẹ bị tắc sữa

1. Cách vệ sinh ngực và núm vú

Cách vệ sinh ngực và núm vú
Cách vệ sinh ngực và núm vú

Trong thời gian cho con bú, các mẹ cần chăm sóc bầu vú và nhất là phần núm vú thật cẩn thận bằng cách:

  • Rửa sạch tay trước khi chạm vào ngực
  • Thay tấm lót sữa thường xuyên để đầu ti luôn khô ráo. Môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm phân hủy da. Do đó không dùng các tấm lót sữa có lót nilon kém khô thoáng
  • Vắt một chút sữa lên núm vú và quầng xung quanh. Điều này để làm ẩm da và bảo vệ chống nhiễm trùng sau mỗi cữ bú
  • Khi bé bú xong cần kiểm tra núm vú. Nếu phát hiện vết nứt hay trầy xước thì phải xử lý sớm để tránh nhiễm khuẩn
  • Vệ sinh bầu vú bằng nước sạch. Không bôi trực tiếp xà phòng sữa tắm lên núm vú. Vì các hóa chất này có thể làm mất độ ẩm tự nhiên của da, khiến núm vú bị khô và nứt nẻ
  • Lau rửa nhẹ nhàng, không nên chà xát mạnh lên 2 bầu ngực
  • Đợi đến khi đầu ti khô hẳn rồi mới mặc áo ngực vào.

2. Chăm sóc bầu vú cương cứng

Cách 1: Chườm lạnh

  • Bọc túi chườm lạnh trong khăn, hoặc dùng túi đông lạnh hay khăn ướt ướp lạnh;
  • Đặt túi chườm lạnh lên bầu vú trong vài phút giúp làm giảm tình trạng phù nề
  • Không chườm quá lâu hoặc nhiệt độ quá lạnh để tránh làm tổn thương da.
chăm sóc bầu ngực bị cương tức
chăm sóc bầu ngực bị cương tức

Cách 2: Chườm ấm

Có thể tham khảo các cách vệ sinh ngực sau: 

  • Tắm vòi sen với nước ấm
  • Đặt khăn ấm lên bầu ngực trong vài phút cho tới khi sữa bắt đầu xuống
  • Sử dụng túi chườm nóng hoặc bọc chai nước nóng trong khăn vải.

Lưu ý sau khi chườm lạnh hay nóng, các mẹ nên nhẹ nhàng massage bầu ngực và thử vắt một chút sữa cho núm cũng như quầng xung quanh trở nên mềm mại. Đợi đến khi vú không còn cương cứng thì cho bé bú.

3. Cách vệ sinh ngực căng tức sữa

Khi bầu ngực của người mẹ bị căng tức sữa thì không chỉ gây đau, mà đôi khi còn làm bé không thể bú cạn sữa. Tình trạng này dễ trở nên trầm trọng nếu mẹ không biết cách chăm sóc bầu vú khi cho con bú như sau:

  • Xoa nhẹ đầu vú để kích thích vú tiết sữa trước khi cho bé bú
  • Dùng khăn ấm massage bầu ngực khi vú bị cương tức, sữa nhiều gây căng tức
  • Có thể sử dụng lược chải bầu vú theo hướng từ trên xuống để thông các tuyến sữa. Kết hợp xoa bóp tuyến vú nhẹ nhàng giúp giảm căng sữa
  • Bế bé bú đúng tư thế và tập cho bé ngậm bắt vú đúng cách.

Có trường hợp vú quá căng tức sữa khiến bé không thể ngậm bắt được bình thường, khi đó mẹ nên dùng tay vắt một chút sữa trước mỗi cữ bú để làm mềm quầng vú, giúp bé dễ bú hơn.

4. Chăm sóc bầu vú tắc tia sữa

Tắc tia sữa hoặc tắc ống dẫn sữa có nguy cơ hình thành các khối sữa đông đặc ở bầu vú. Gây đau đớn cho người mẹ. Các lỗ ở đầu ti bị tắc sẽ biểu hiện bằng 1 hoặc nhiều đốm trắng. 

Để phòng ngừa và khắc phục tình trạng mẹ bị tắc tia sữa, phụ nữ cần biết cách vệ sinh ngực: 

  • Giữ tư thế đúng khi cho con bú
  • Tập bé bắt núm vú đúng cách
  • Thay đổi vị trí của bé trong các cữ bú để cạn tất cả các phần của bầu sữa
  • Cho cằm của bé áp sát vùng bị tắc để giải tỏa và lưu thông tuyến sữa
  • Dùng tay hoặc máy hút vắt kiệt sữa trong bầu vú
  • Không được ngừng cho bé bú nhằm tránh cương sữa và khiến tình hình càng thêm nghiêm trọng
  • Chườm khăn hay tắm bằng nước ấm, đồng thời dùng tay massage bầu ngực theo 2 chiều. Một là từ xung quanh tiến tới núm vú để đẩy khối tắc về phía ngoài và ngược lại giúp thông thoáng ống dẫn sữa.

Nếu tình trạng tắc sữa không cải thiện trong vòng 1- 2 ngày. Người mẹ nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và hướng dẫn cách xử lý hiệu quả.

IV. Trị tắc sữa Kim Nhung – phương pháp chữa tắc tia sữa tại nhà an toàn, hiệu quả 

Để tránh tình trạng áp xe vú do tình trạng tắc sữa, mẹ hãy điều trị tắc sữa ngay khi vừa mới bị tắc tia sữa. Trị tắc sữa Kim Nhung phương pháp làm thông tia sữa tại nhà cho các bà mẹ sau sinh. Sử dụng Trị tắc sữa Kim Nhung có những lợi ích gì

Trị tắc sữa Kim Nhung – An toàn hiệu quả trong việc trị tắc sữa tại nhà có uy tín trong điều trị nhiều năm, với nguốn dược liệu sạch được trồng tại Hòa Bình. Là vị thuốc nam được lưu truyền nhiều đời dành cho các bà mẹ bị tắc sữa sau sinh. Điểm mạnh của Trị tắc sữa Kim Nhung

Bạn được đảm bảo gì khi sử dụng trị tắc sữa Kim Nhung

AN TOÀN – HIỆU QUẢ – NHANH CHÓNG
  • Nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên
  • Gía thành thấp, thông tia sữa ngay lần đầu sử dụng.
  • Không đau, không cần mất thời gian hút sữa
  • Khỏi nhanh trong 1 hộp khi mới bị tắc sữa 1-2 ngày, 2 hộp khỏi hoàn toàn 3-4 ngày
  • Sử dụng thuận tiện dễ dàng ( Tại nhà)
  • Bảo quản dễ dàng, sử dụng mọi lúc mọi nơi.

Hy vọng, với những chia sẻ của chúng tôi, bạn đọc đã hiểu rõ về cách vệ sinh ngực để phòng tránh tắc tia sữa. 

5
5.0 rating
5 của 5 sao (dựa trên 3 đánh giá)
Tuyệt vời100%
Rất tốt0%
Trung bình0%
Không ổn lắm0%
Rất không ổn0%

Sữa non nhiều

5.0 rating

mình nhiều sữa non, có khi chảy ướt cả áo, đi làm thì thay đồ liên tục làm sao. nên mình hay dùng miếng lót thấm sữa loại vải có thể giặt được

Quỳnh Lam

cảm ơn tác giả

5.0 rating

CẢM ƠN tác giả bài viết chính xác và đầy đủ thông tin

Thảo Nghi

bài viết hữu ích

5.0 rating

Vệ sinh sạch sẽ đầu ti mình thấy thường hay bị bỏ qua ở vn, nên rất dễ dẫn đến viêm tuyến vú, nấm, ảnh hưởng đến sk của mẹ và con

Lam Phương

Zalo: 0879.332.686