Trẻ sơ sinh là đối tượng mỏng manh và dễ bị tổn thương cần được chăm sóc và nuôi dưỡng cẩn thận tỉ mỉ. Đặc biệt da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với môi trường và các yếu tố bên ngoài sẽ dễ khiến da bé bị tổn thương và gặp một số bệnh lý về da. Trong thời tiết ngày càng nắng nóng này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm hại da càng khiến càng bé ngứa ngáy. Trong bài viết này chúng tôi sẽ mang đến cho các bạn một số thông tin về các loại da ở trẻ sơ sinh và các bệnh lý trên da.
Nội dung chính
I. Các loại da ở trẻ sơ sinh
Da là lớp màng bên ngoài giúp bảo vệ cơ thể bé ra khỏi những các nhân bên ngoài. Không những vậy da còn hỗ trợ sự phát triển cảm giác và khá nhạy cảm với môi trường xung quanh. Nên các bậc cha mẹ cần chăm sóc cẩn thận và khéo léo khi bé mới chào đời.

Thông thường có 4 loại da em bé: da thường, da khô, da chàm thể tạng, da rất nhạy cảm. Vì vậy cá cha mẹ cần xem con mình thuộc loại nào để chăm sóc một cách tốt nhất nhé.
Đọc thêm
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị vàng da – Nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và điều trị
1. Da thường
Da thường được coi là loại da lý tưởng nhất nếu bé nhà bạn thuộc loại này. Không dễ bị gặp các vấn đề hay bệnh liên quan đến da.
Da thường là loại phổ biến ở hầu hết các trẻ, chúng có đặc điểm như:
- Màu da hồng hào mịn màng, có độ đàn hồi tốt,
- Ít khi bị kích ứng nổi đốm đỏ ở da, không bị bong tróc khô da.
Mặc dù loại da này không bị gặp vấn đề gì nhiều. Nhưng bạn vẫn phải chăm sóc bảo vệ da bé cho đủ độ ẩm cần thiết.

Để da bé phát triển khỏe mạnh bình thường, bạn hãy cho bé:
- Uống nước vừa đủ
- Ăn nhiều loại thực phẩm giàu axit béo omega- 6
- Tránh tiếp xúc các yếu tố gây dị ứng
- Giữ ẩm da cho bé bằng cách tắm sạch sẽ. Sử dụng các sản phẩm có đặc tính nhẹ, chiết xuất từ thiên nhiên và mùi không nên quá nồng.
2. Da khô
Da trẻ sơ sinh khô là một loại da không khó gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để nhận biết da bé sơ sinh bị khô, bé có thuộc loại da này hay không bạn hãy dựa vào một số đặc điểm sau:
- Da trẻ sơ sinh bị bong
- Sờ vào da bé cảm thấy thô ráp
- Da xuất hiện đốm đỏ
- Da xuất hiện vết nứt nhỏ

Tình trạng khô da ở bé có thể được thừa hưởng từ gen di truyền của ba mẹ hoặc tự nhiên, tình trạng này sẽ không kéo dài lâu vì vậy bạn cần điều trị luôn cho bé để tránh gặp phải các bệnh như: bệnh chàm, bệnh vẩy nến, viêm da tiết bã, chứng dày sừng nang lông. Khi bị da khô, da trẻ sơ sinh bị đỏ, bé sẽ rất khó chịu và ngứa ngáy vì vậy để điều trị bạn có thể thử một số cách sau:
- Sử dụng các sản phẩm dưỡng da cho bé không gây kích ứng tạo độ ẩm cho da bé, giúp da luôn mềm mịn và giảm cảm giác khó chịu.
- Sử dụng quần áo có chất liệu vải mềm, tự nhiên, không cọ xát làm bé ngứa ngáy, dùng khăn 100% chất liệu cotton để lau khô.
- Không tắm cho bé bằng xà phòng hay sữa tắm có mùi thơm, tắm bằng nước ấm trong vòng 5-10 phút
- Sử dụng máy xông hơi hoặc máy làm ẩm bổ sung độ ẩm cho bé và làm quá trình bốc hơi da bé chậm lại
- Cho bé uống đủ nước để không bị khô.
- Tránh cho bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì ánh nắng sẽ khiến da khô hơn, nếu có ra ngoài thì thoa kem chống nắng và tránh ánh nắng chiếu vào da.
Đọc thêm:
Nguyên nhân trẻ sơ sinh rụng tóc – Trẻ bị rụng tóc phải làm sao?
Trẻ sơ sinh ngủ ít phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục
3. Da chàm thể tạng
Da trẻ sơ sinh rất dễ mất nước và bị khô vì da của chúng rất mỏng. Da chàm thể tạng là loại da rất dễ bị kích ứng vì vậy bạn cần chăm sóc chúng một cách cẩn thận. Khi bị da chàm thể tạng, da trẻ sơ sinh sẽ có những đặc điểm sau:
- Da cực kỳ khô
- Da trẻ sơ sinh bị bong và sần sùi
- Da trẻ sơ sinh đỏ sần sùi liên tục hoặc theo chu kỳ
- Trẻ ngứa ngáy khó ngủ
Cũng như bệnh da khô, bé bị da chàm thể tạng cũng có thể bị di truyền từ cha hoặc mẹ, có bệnh nền là hen suyễn, viêm mũi dị ứng. Nếu bé nhà bạn bị da chàm thể tạng thì bạn đừng lo lắng. Hãy áp dụng một số cách giải quyết sau đây nhé:
- Tắm nhanh cho bé khoảng 5 phút trở xuống
- Sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm, điều này giúp cho da trẻ sơ sinh giữ được độ ẩm và bảo vệ ra khỏi tác nhân hại bên ngoài
- Khi bé bị da chàm thể tạng nên dùng máy tạo độ ẩm trong phòng để tăng độ ẩm cho làn da bé.
- Không sử dụng các sản phẩm có mùi hương, gây dị ứng bởi các thành phần của kem
- Cho bé mặc các quần áo có chất liệu mềm mại, rộng rãi tránh cọ xát da
- Không để móng tay bé bị dài, thường xuyên cắt để bé không tự gây xước da
4. Da rất nhạy cảm
Thông thường, da trẻ sơ sinh đã rất mỏng manh và dễ bị kích ứng. Vậy mà có những bé có da nhạy cảm hơn rất nhiều.
Đặc điểm nhận biết da của em bé nhà bạn có phải thuộc da nhạy cảm:
- à da trẻ hay ửng đỏ khi sử dụng các loại sữa tắm, khi thay đổi thời tiết.
- Khi trẻ bị da nhạy cảm sẽ gặp phải những phiền toái như: hăm tã, rôm sảy vùng cổ, nách, trán…

Để chăm sóc cho bé thuộc loại da nhạy cảm. Bạn cần tỉ mỉ, cẩn thận và khéo léo. Để giảm thiểu tình trạng dị ứng da trẻ sơ sinh bị khô và mẩn đỏ. Bạn có thể thực hiện theo các cách sau:
- Sử dụng những sản phẩm làm sạch da, kem dưỡng da dành riêng cho trẻ có da nhạy cảm
- Không sử dụng bột giặt nước xả vải có mùi quá nồng và chứa các chất tẩy rửa mạnh.
- Hạn chế tắm cho bé chỉ từ 2-3 lần/tuần mỗi lần 10-15 phút
II. Da trẻ sơ sinh đen

1. Nguyên nhân
Khi trẻ mới đẻ ra, nhiều bé có làn da đỏ sậm hoặc đỏ tím nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng vì điều đó. Tuy nhiên theo nghiên cứu khoa học đã chứng minh, điều này là bình thường. Khi mới từ bụng mẹ ra bé chưa làm quen được với môi trường bên ngoài. Dần dần trẻ khóc rồi hít thở màu da sẽ nhạt dần và chuyển sang màu đỏ tươi thôi. Vì vậy các bố mẹ đừng quá lo lắng nhé.
Da trẻ sơ sinh bị đen là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên và không tồn tại quá lâu. Tuy nhiên sau vài tháng da bé vẫn màu sẫm như vậy thì đó là do yếu tố di truyền từ người thân trong nhà.
2. Một số cách cải thiện da trẻ sơ sinh đen
Tắm lá tía tô cho bé
Da bé sơ sinh bị đen là yếu tố không có gì đáng lo ngại. Bạn hãy tắm cho trẻ bằng nước lá tía tô để vừa sạch da vừa sáng da cho bé nhé. Đây là phương pháp tự nhiên đảm bảo an toàn không gây dị ứng. Đồng thời còn giúp giảm thiểu tình trạng rôm sảy ở bé. Bạn chỉ cần đun một lượng lá vừa đủ với nước muối, để nguội rồi lọc lấy nước, pha loãng với nước sạch rồi tắm cho bé.

Tắm bằng vỏ bưởi cho bé
Đây cũng là cách tắm bằng sản phẩm thực vật an toàn, tự nhiên, giúp cải thiện làn da cho bé. Đồng thời nước vỏ bưởi còn có tác dụng kích thích mọc tóc.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản:
- Lấy vỏ bưởi sạch gọt vỏ rồi thái thành khúc nhỏ.
- Đun vỏ bưởi lửa nhỏ với nước sạch cho đế khi chuyển màu sang màu vàng đậm thì dừng.
- Bỏ vỏ bưởi lấy nước pha với nước ấm rồi tắm cho bé.
Xem thêm
Sữa mẹ có vị gì? Yếu tố ảnh hưởng đến hương vị sữa mẹ
III. Các bất thường trên da trẻ sơ sinh mẹ cần phải để ý
1. Da trẻ sơ sinh bị khô và bong tróc
Như đã nói ở trên, các mẹ cần để ý đến da của con mình bởi da bé rất mỏng manh và dễ bị kích ứng. Nếu thấy da của bé bị khô và bong tróc cần giải quyết ngay, bởi da khô sẽ dẫn đến một số bệnh lý da liễu, bong tróc da khiến bé khó chịu và quấy khóc.

2. Da trẻ sơ sinh bị chốc lây
Đây cũng là một bệnh lý về da xuất hiện ở các bé, da trẻ sơ sinh bị nổi hột những bọng nước tròn dẹt, sau đó đục dần và vỡ ra rồi đóng vảy lại. Khi bọng nước này vỡ nó có thể lây lan sang vùng da gần đó và sang cả cho người khác bị dính phải. Các mẹ cần cho bé đi khám rồi uống và bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ để mau khỏi nhé.
3. Hăm tã
Hăm tã là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 15 tháng tuổi đổ xuống. Hăm tã xuất hiện khi bé bị cọ xát với tã đã bị đầy ứ nước tiểu, phân hoặc vùng da kích ứng với bột giặt ngấm ở tã. Các mẹ không nên để tình trạng này kéo dài. Vì nó khiến da bé có thể nổi mụn mủ, tệ hơn là có thể sốt và tiêu chảy.

4. Da trẻ sơ sinh bị rôm sảy
Rôm sảy ở trẻ nhỏ khi thời tiết nắng nóng khiến mồ hôi bé tiết ra nhiều hơn, chúng ứ đọng lại ở những ngấn chân, tay, bẹn và cổ không thoát ra được. Nó khiến cho da bé không được mát mẻ, cảm thấy rát và ngứa ngáy khó chịu. Dấu hiệu của bệnh rôm sảy là da bé có những đốm màu hồng cứng và hạt có thể có nước. Các mẹ cần thường xuyên quan sát để bé luôn được mát mẻ và không để mồ hôi đọng trên người.
5. Chàm sữa
Chàm sữa là một bệnh của chàm da. Biểu hiện là trên mặt bé xuất hiện những nốt mụn nhỏ li ti màu trắng. Chúng sẽ vỡ ra và hình thành một vùng da màu đỏ có dịch vàng làm trẻ cảm thấy khó chịu.

Chàm sữa thường gặp ở trẻ từ 3 tháng tuổi và đến 2 tuổi sẽ hết hẳn. Trường hợp bé nhà bạn bị tình trạng chàm sữa thì hãy cho bé đi khám. Và sử dụng thuốc theo chỉ định, tránh gây ngứa và nhiễm trùng da.
Trên đây là một số thông tin về các bệnh ngoài da trẻ sơ sinh thường gặp. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho các mẹ thông tin bổ ích bảo vệ con mình khỏi những tác nhân gây hại.
Bệnh về da
Nhiều mẹ hay bôi linh tinh cho con, mình thấy thật liều lĩnh, thuốc chả có kiểm định thành phần thì chả rõ ràng. nên cứ cho đi khám cho yên tâm
Hăm tã ở bé
Khi bé bị hăm tã nên rửa sạch bằng lá trầu không hoặc chè xanh, rồi lau khô và bôi kem trị hăm. sau 2-3 ngày hết liền